skip to Main Content

Và bỗng, cả sân vận động Kinshasa cùng đứng lên với giáo hoàng để chống tham nhũng ở Congo Cuộc gặp với các bạn trẻ và các giáo lý viên ở sân vận động Các Vị Tử đạo Kinshasa vào thứ năm 2 tháng 2 đã day lên làn sóng truyền điện. Khi ngài vừa lên án nạn tham nhũng ở Congo, ngài đã phải gián đoạn bài diễn văn trong giây lát khi các bài hát và khẩu hiệu của khoảng 65.000 người tham dự nhắm vào các chính trị gia. “Tất cả chúng ta cùng nhau nói ‘Không tham nhũng!’”, bằng tiếng Pháp run run, ngài xin các bạn trẻ công khai cam kết chống lại tai họa đang tàn phá Cộng hòa Dân chủ Congo, một trong những quốc gia tham nhũng nhất thế giới theo xếp hạng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, một tổ chức phi chính phủ chống tham nhũng. Trong bầu khí vốn đã căng thẳng, cả sân vận động bỗng rơi vào hỗn loạn. “Tobayi tham nhũng!” (Dùng tất cả khả năng của mình để chống tham nhũng), được hàng ngàn người Congo hô lên trước khi họ hát những bài hát chống tham nhũng, được giáo hoàng khuyến khích. Một đám đông bùng cháy “Kanyaka erli kaka”, có nghĩa là “Tham nhũng vẫn tiếp diễn”, họ hát bằng tiếng Lingala, họ hát “Biso ba jeune, posa na insala te” – “Chúng tôi, những người trẻ, chúng tôi thất nghiệp”. Khi đó ngài nói: “Tôi thích bài hát này, các bạn thật dũng cảm” làm cho mức âm thanh trong sân vận động ầm ầm lên một bậc nữa. Người phiên dịch giải thích với ngài đám đông đang nói về các đảng phái chính trị. Cố gắng nắm lại bài diễn văn, nhưng cuối cùng Đức Phanxicô đã phải dừng lại và để đám đông bùng cháy thêm một lần nữa. Trên khán đài sân vận động, những khẩu hiệu trực tiếp cảnh báo Tổng thống Félix Tshisekedi. Theo một thành viên trong ban điều hành Vatican News, “Thưa ngài Tổng thống, ngài phải cẩn thận”. Cảm thấy tình hình đang vuột khỏi tay và hiểu đám đông đang công kích chống lại các nhà lãnh đạo chính trị, vị giáo hoàng 86 tuổi cuối cùng đã ra hiệu cho ban tổ chức ngừng sự cuồng nhiệt. Và vì thế có thông báo kêu gọi đám đông bình tĩnh lại. Quá trình ngoài tưởng tượng diễn ra khoảng 5 phút tại sân vận động nơi có mặt thủ tướng Jean-Michel Sama Lukonde. Giáo hoàng đến nói chuyện với chúng tôi là điều tốt, nhưng trước hết giới tinh hoa nên lắng nghe ngài! Vài phút trước đó, cô Brenda, 27 tuổi, bực tức vì các chính phủ liên tiếp không thể mang lại tương lai cho những người trẻ tuổi, cô nói: “Giáo hoàng đến nói chuyện với chúng tôi là điều tốt, nhưng trước hết giới tinh hoa nên lắng nghe ngài!”. Theo cô và các bạn của cô đến sân vận động các Vị Tử đạo để nghe Đức Phanxicô vì ngài là “phát ngôn viên cho chính nghĩa của những người trẻ ở Congo”. Cô nói: “Chỉ có ngài mới làm được vì không ai có thể làm hại ngài… Nếu chúng tôi biểu tình, cảnh sát sẽ bắn hơi cay… Tôi không muốn mạo hiểm mạng sống của mình.” Ở đất nước có 2/3 dân số dưới 24 tuổi này, một số người trong số họ không còn ngần ngại khi nghĩ đến cuộc sống tha hương, như cô Louisine, 30 tuổi, mẹ của hai đứa con với người chồng thất nghiệp. “Thật khó để nuôi sống bản thân, nuôi dạy con cái… Làm sao chúng tôi có thể hình dung tương lai của chúng tôi ở đất nước từ chối chúng tôi?” Tố cáo tham nhũng Đứng trước sự bối rối của người trẻ, Đức Phanxicô kêu gọi họ đừng bỏ cuộc, tiếp tục chiến đấu để xây dựng một tương lai cho Congo. Ngài hỏi họ: “Bàn tay chúng ta dùng để làm gì? Xây dựng hay phá hoại, cho đi hay thâu tóm, yêu thương hay hận thù” Ngài đưa ra năm trục chính của ẩn dụ về năm ngón tay: cầu nguyện, cộng đồng, trung thực, tha thứ và phục vụ. Lời kêu gọi mạnh mẽ nhất của ngài là lên án nặng nề nạn tham nhũng trong nước, mà theo ngài đây là căn bệnh ung thư. Ngài bực mình: “Không trung thực, chúng ta không phải là môn đệ hay chứng nhân của Chúa Giêsu; chúng ta là lương dân, những kẻ thờ ngẫu tượng, thờ bản thân thay vì thờ Chúa, là những kẻ lợi dụng người khác thay vì phục vụ người khác”. Biểu hiệu của nắm ngón tay Ngài triển khai biểu hiệu của năm ngón tay: Chúa đã đặt món quà sự sống vào tay các con. Từ bàn tay các con sẽ nảy sinh ra ngày mai, sẽ có thể mang lại hòa bình mà đất nước các con thiếu. Cha muốn cho các con một số “nguyên liệu cho tương lai”: năm nguyên liệu mà chúng con có thể liên kết với các ngón của một bàn tay. Ngón út là ngón nhỏ nhất, nhưng chính việc trở nên nhỏ bé đã thu hút Thiên Chúa. Ai phục vụ thì trở nên bé nhỏ. Ngón trỏ là ngón chúng ta dùng để nói điều gì đó với người khác, tương ứng với cộng đồng. Không gì và không ai có thể thay thế được sức mạnh của toàn thể, ánh sáng của đôi mắt, niềm vui của chia sẻ! Ngón giữa cao hơn các ngón khác nhắc nhở chúng ta về điều thiết yếu: sự trung thực. Trung thực có nghĩa là không vướng vào cạm bẫy của tham nhũng. Ngón thứ tư là ngón đeo nhẫn, chúng ta mang nhẫn giao ước. Đó cũng là ngón yếu nhất, nhắc chúng ta nhớ những thành tựu to lớn trong cuộc sống trên hết là tình yêu, đều phải trải qua mong manh và thử thách. Nhưng sức mạnh giúp chúng ta tiếp tục, đó là tha thứ. Ngón cái là ngón gần trái tim nhất, tương ứng với lời cầu nguyện làm nhịp đập cho đời sống. Mỗi ngày các con hãy giơ tay lên Chúa để ngợi khen và chúc tụng Ngài; kêu cầu đến Ngài cho những hy vọng trong lòng các con. Marta An Nguyễn dịch

 

Cuộc gặp với các bạn trẻ và các giáo lý viên ở sân vận động Các Vị Tử đạo Kinshasa vào thứ năm 2 tháng 2 đã day lên làn sóng truyền điện. Khi ngài vừa lên án nạn tham nhũng ở Congo, ngài đã phải gián đoạn bài diễn văn trong giây lát khi các bài hát và khẩu hiệu của khoảng 65.000 người tham dự nhắm vào các chính trị gia.

“Tất cả chúng ta cùng nhau nói ‘Không tham nhũng!’”, bằng tiếng Pháp run run, ngài xin các bạn trẻ công khai cam kết chống lại tai họa đang tàn phá Cộng hòa Dân chủ Congo, một trong những quốc gia tham nhũng nhất thế giới theo xếp hạng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, một tổ chức phi chính phủ chống tham nhũng.

Trong bầu khí vốn đã căng thẳng, cả sân vận động bỗng rơi vào hỗn loạn. “Tobayi tham nhũng!” (Dùng tất cả khả năng của mình để chống tham nhũng), được hàng ngàn người Congo hô lên trước khi họ hát những bài hát chống tham nhũng, được giáo hoàng khuyến khích.

Một đám đông bùng cháy

Kanyaka erli kaka”, có nghĩa là “Tham nhũng vẫn tiếp diễn”, họ hát bằng tiếng Lingala, họ hát “Biso ba jeune, posa na insala te” – “Chúng tôi, những người trẻ, chúng tôi thất nghiệp”. Khi đó ngài nói: “Tôi thích bài hát này, các bạn thật dũng cảm” làm cho mức âm thanh trong sân vận động ầm ầm lên một bậc nữa.  Người phiên dịch giải thích với ngài đám đông đang nói về các đảng phái chính trị.

Cố gắng nắm lại bài diễn văn, nhưng cuối cùng Đức Phanxicô đã phải dừng lại và để đám đông bùng cháy thêm một lần nữa. Trên khán đài sân vận động, những khẩu hiệu trực tiếp cảnh báo Tổng thống Félix Tshisekedi. Theo một thành viên trong ban điều hành Vatican News, “Thưa ngài Tổng thống, ngài phải cẩn thận”.

Cảm thấy tình hình đang vuột khỏi tay và hiểu đám đông đang công kích chống lại các nhà lãnh đạo chính trị, vị giáo hoàng 86 tuổi cuối cùng đã ra hiệu cho ban tổ chức ngừng sự cuồng nhiệt. Và vì thế có thông báo kêu gọi đám đông bình tĩnh lại. Quá trình ngoài tưởng tượng diễn ra khoảng 5 phút tại sân vận động nơi có mặt thủ tướng Jean-Michel Sama Lukonde. Giáo hoàng đến nói chuyện với chúng tôi là điều tốt, nhưng trước hết giới tinh hoa nên lắng nghe ngài! Vài phút trước đó, cô Brenda, 27 tuổi, bực tức vì các chính phủ liên tiếp không thể mang lại tương lai cho những người trẻ tuổi, cô nói: “Giáo hoàng đến nói chuyện với chúng tôi là điều tốt, nhưng trước hết giới tinh hoa nên lắng nghe ngài!”.

Theo cô và các bạn của cô đến sân vận động các Vị Tử đạo để nghe Đức Phanxicô vì ngài là “phát ngôn viên cho chính nghĩa của những người trẻ ở Congo”. Cô nói: “Chỉ có ngài mới làm được vì không ai có thể làm hại ngài… Nếu chúng tôi biểu tình, cảnh sát sẽ bắn hơi cay… Tôi không muốn mạo hiểm mạng sống của mình.”

Ở đất nước có 2/3 dân số dưới 24 tuổi này, một số người trong số họ không còn ngần ngại khi nghĩ đến cuộc sống tha hương, như cô Louisine, 30 tuổi, mẹ của hai đứa con với người chồng thất nghiệp. “Thật khó để nuôi sống bản thân, nuôi dạy con cái… Làm sao chúng tôi có thể hình dung tương lai của chúng tôi ở đất nước từ chối chúng tôi?”

Tố cáo tham nhũng

Đứng trước sự bối rối của người trẻ, Đức Phanxicô kêu gọi họ đừng bỏ cuộc, tiếp tục chiến đấu để xây dựng một tương lai cho Congo. Ngài hỏi họ: “Bàn tay chúng ta dùng để làm gì? Xây dựng hay phá hoại, cho đi hay thâu tóm, yêu thương hay hận thù” Ngài đưa ra năm trục chính của ẩn dụ về năm ngón tay: cầu nguyện, cộng đồng, trung thực, tha thứ và phục vụ.

Lời kêu gọi mạnh mẽ nhất của ngài là lên án nặng nề nạn tham nhũng trong nước, mà theo ngài đây là căn bệnh ung thư. Ngài bực mình: “Không trung thực, chúng ta không phải là môn đệ hay chứng nhân của Chúa Giêsu; chúng ta là lương dân, những kẻ thờ ngẫu tượng, thờ bản thân thay vì thờ Chúa, là những kẻ lợi dụng người khác thay vì phục vụ người khác”.

Biểu hiệu của nắm ngón tay

Ngài triển khai biểu hiệu của năm ngón tay:

Chúa đã đặt món quà sự sống vào tay các con. Từ bàn tay các con sẽ nảy sinh ra ngày mai, sẽ có thể  mang lại hòa bình mà đất nước các con thiếu. Cha muốn cho các con một số “nguyên liệu cho tương lai”: năm nguyên liệu mà chúng con có thể liên kết với các ngón của một bàn tay.

Ngón út là ngón nhỏ nhất, nhưng chính việc trở nên nhỏ bé đã thu hút Thiên Chúa. Ai phục vụ thì trở nên bé nhỏ.

Ngón trỏ là ngón chúng ta dùng để nói điều gì đó với người khác, tương ứng với cộng đồng. Không gì và không ai có thể thay thế được sức mạnh của toàn thể, ánh sáng của đôi mắt, niềm vui của chia sẻ! Ngón giữa cao hơn các ngón khác nhắc nhở chúng ta về điều thiết yếu: sự trung thực. Trung thực có nghĩa là không vướng vào cạm bẫy của tham nhũng.

Ngón thứ tư là ngón đeo nhẫn, chúng ta mang nhẫn giao ước. Đó cũng là ngón yếu nhất, nhắc chúng ta nhớ những thành tựu to lớn trong cuộc sống trên hết là tình yêu, đều phải trải qua mong manh và thử thách. Nhưng sức mạnh giúp chúng ta tiếp tục, đó là tha thứ.

Ngón cái là ngón gần trái tim nhất, tương ứng với lời cầu nguyện làm nhịp đập cho đời sống. Mỗi ngày các con hãy giơ tay lên Chúa để ngợi khen và chúc tụng Ngài; kêu cầu đến Ngài cho những hy vọng trong lòng các con.

Marta An Nguyễn dịch

 

Back To Top