30.10 Thứ Tư trong tuần thứ Ba Mươi Mùa Quanh…
Người Biết ơn
10 06 Tr Thứ Tư Tuần XXXII Thường Niên.
Thánh Lê-ô Cả, Giáo hoàng, Tiến sĩ Hội Thánh, lễ nhớ.
Kn 6,1-11; Lc 17,11-19.
Người Biết ơn
Thánh Lêô Cả có lẽ sinh tại Etrurie nước Ý khoảng năm 400. Ngài là phó tế của giáo đoàn Rôma. Chức vụ phó tế lúc đó là chức vụ rất quan trọng vì người giữ chức vụ đó giữ vai trò đại diện cho Ðức Thánh Cha trong các công việc tài chính…
Tháng 8 năm 440, ngài được cử lên ngôi Giáo Hoàng lấy hiệu là Lêô I.
Công việc chính của ngài là lo tẩy trừ các tệ nạn đồi phong bại tục trong Giáo Hội. Ngài luôn để ý đến việc gìn giữ Giáo Hội khỏi những lầm lạc do các bè rối đem lại, nhất là lạc giáo Nestoriô và Eutyches có khuynh hướng muốn tách biệt nhân tính ra khỏi Thiên tính của Chúa Giêsu và gán cho Ngài hai ngôi vị. Ðể chấm dứt các hậu quả tai hại do các bè rối gây nên, ngài đã triệu tập công đồng năm 451 tại Chalcédoine với sự tham dự của hơn 630 Giám Mục. Nhờ đức khôn ngoan, tài ngoại giao và ảnh hưởng lớn lao của ngài đối với các hoàng đế, công đồng đã thu được nhiều kết quả tốt đẹp.
Ngài có tài hùng biện và ngoại giao đặc biệt, có thể thuyết phục được những người hung dữ. Ðiển hình là tháng 8 năm 452, Attila chúa rợ Hung (Huns) dẫn quân xâm chiếm Âu Châu, gieo rắc kinh hoàng cho mọi người. Attila kéo quân về Rôma, cả kinh thành run sợ. Nhưng nhờ có Chúa và nhờ tài đức, ngài đã khắc phục được vị tướng đó rút quân trở lại con đường cũ. Năm 455, lại có Gensérie nổi lên đốt phá, hãm hiếp và tàn sát dân lành, chính nhờ ngài mà loạn quân không còn gieo tai họa nữa.
Thêm vào đó, ngài còn lo chấn hưng tinh thần đạo đức của giáo dân đã sa sút. Các bài giảng của ngài tuy đơn sơ, nhưng luôn bao hàm nhiều tính chất thần học. Ngài cũng đã viết nhiều sách vở để bênh vực Giáo Hội, chống lại tà thuyết.
Có lẽ bài học rõ ràng nhất về cuộc đời vị Giáo Hoàng đặc biệt này là uy quyền và lòng can đảm trong công việc bảo vệ và canh tân Hội Thánh cũng như khi phải đối diện với những thử thách trong cuộc sống của mọi người.
Một trong những việc đáng ghi nhớ nhất trong cuộc đời của Đức Lêô Cả Giáo Hoàng là hoàn cảnh lúc ngài mới nhận nhiệm vụ coi sóc và hướng dẫn Hội Thánh. Hồi đó Giáo Hội và đế quốc Rôma phải đương đầu với tình trạng khủng hoảng là nguy cơ dân man di xâm lăng Rôma và sự đe dọa phá hoại niềm tin của lạc giáo Nestoriô và Eutyches. Với tầm nhìn xa trông rộng và nghị lực phi thường vị tân Giáo Hoàng đã can đảm đương đầu với những thế lực đen tối kia.
Công việc đầu tiên trong triều đại Giáo Hoàng của ngài là điều chỉnh lại những sai lầm về đức tin và phong hoá trong Giáo Hội, nhất là bảo vệ niềm tin tinh tuyền của Hội Thánh khỏi bị lầm lạc. Bởi lẽ lạc giáo Eutyches có khuynh hướng muốn tách biệt nhân tính khỏi thần tính Chúa Kitô và chủ trương Đức Kitô có hai ngôi vị. Ngài đã rút phép thông công những người cố chấp theo lạc giáo đồng truyền đốt hết các sách vở lạc giáo.
Để chấm dứt những sai lạc do các bè rối gây ra, đức Lêô Cả đã triệu tập một công đồng chung tại Chalcédoine với sự tham dự của hơn 630 Giám mục. Nhờ đức khôn ngoan, tài ngoại giao và ảnh hưởng lớn lao của ngài đối với các Hoàng đế, công đồng đã thu lượm được nhiều kết quả tốt đẹp. Tuy ngài không đích thân đến chủ tọa, nhưng đã cử đặc sứ đến đại diện. Bức thư ngài viết gởi Phavianô được tất cả các Đức Giám mục hoan nghênh. Cả về từ ngữ và tư tưởng thần học trong bức thông điệp đều được dùng làm nền tảng cho những nghị quyết về tín lý của Công đồng.
Điểm tiếp theo là ngài để tâm chăm sóc đặc biệt đến hàng giáo phẩm, cấm các giáo sĩ không được tham gia các chức vụ phần đời. Chính ngài đã ban nhiều thông điệp khuyên hàng giáo sĩ hãy cố gắng sống đời sống thánh thiện gương mẫu xứng với chức vụ của mình. Ngài lưu ý các linh mục và các Giám mục phải thận trọng trong việc tuyển chọn những người có tư cách xứng đáng để lãnh nhận các chức vụ thánh vì nếu không sẽ gây thiệt hại cho Giáo Hội và quốc gia.
Cuối cùng một sự kiện lịch sử mà người ta không thể không nói tới. Tháng 8 năm 452 Áttila một lãnh chúa oai hùng của người Hung mà vó ngựa của ông đã dày xéo khắp Á Châu, nay lại muốn dày xéo cả Âu Châu. Áttila đem đoàn quân kỵ mã tiến về Rôma. Cả kinh thành run sợ khiếp vía. Nhưng chính lúc đó, Thiên Chúa, qua vị đại diện của Ngài là đức Lêô I đã làm một việc khiến cho cả thế giới phải kinh ngạc.
Trước đó, đức Lêô I đã hiệu triệu Rôma và toàn thế giới Công giáo cầu nguyện và hy sinh một tuần. Hàng vạn kỵ binh quân Hung do Áttila cầm đầu rầm rộ tiến về hướng Rôma và dừng lại bên bờ sông Minsiô để quan sát tình hình.
Trong khi đó, Đức Giáo Hoàng Lêô I với trang phục đại trào dẫn đầu một đoàn rước đông đảo tiến về phía bờ sông. Theo sau ngài có một đoàn các Giám mục, Linh mục, tu sĩ mặc lễ phục hay tu phục vừa đi vừa hát thánh ca, thánh vịnh. Khi hai biển người giáp mặt đối diện với nhau ở hai bên bờ sông Minsiô thì người ta nhận thấy có một sự tương phản hết sức rõ rệt: Một bên là bừng bừng sát khí, bên kia là hiền hoà khả ái; một bên là hận thù ghen ghét, bên kia là tha thứ yêu thương. Tiếng ngựa hí xen lẫn tiếng lẻng kẻng của võ khí không lấn át tiếng hát lời Kinh.
Lãnh Chúa Áttila ngồi bất động trên lưng ngựa, ra chiều suy nghĩ. Tiếng hát huyền diệu và lời Kinh đã nâng lòng ông lên chăng ? Hay một sức linh thiêng nào đó đã cuốn hút ông đưa ông trở về cái cốt lõi của con người là lòng nhân ái. Thế rồi ông giơ cao thanh kiếm ra lệnh rút quân trong thinh lặng. Đoàn con Chúa trở về trong tiếng hát mà không phải đổ một giọt máu nào. Tạ ơn Chúa vô cùng.
Sau cuộc chiến thắng vẻ vang không đổ một giọt máu, đức Lêô khải hoàn vào thành giữa tiếng hoan hô của muôn người.
Sau gần 21 năm cai trị Giáo Hội trên toà thánh Phêrô, công lao của đức Lêô đối với Giáo Hội thật đáng kể. Ngày 11 tháng tư năm 461 ngài êm ái từ trần trong tay Chúa để lại bao mến thương cho toàn thể Giáo Hội nói chung và dân tộc Italia nói riêng. Xác ngài được an táng tại đại giáo đường thánh Phêrô. Lịch sử đã gọi ngài là Lêô Cả vì quả thực ngài là một trong những vị Giáo Hoàng vĩ đại của lịch sử Hội Thánh
Hôm nay, trong bài Tin Mừng, Thánh sử Luca đã đề cao một hành vi nhỏ bé ấy, vốn xảy ra trong cuộc sống hằng ngày.
“Trên đường lên Giêrusalem, thay vì tiếp tục con đường xuống phía nam, Chúa Giêsu rẽ qua hướng đông, giữa Samari và Galilê (x.c 11), vì thế chúng ta dễ hiểu hơn việc có mặt của một người Samari trong nhóm người bị phong cùi. Nhóm này gồm mười người, họ sống trong một ngôi làng riêng lẻ vì bị coi là nhơ uế. Khi thấy Chúa Giêsu vào làng, họ ra đón gặp Người. Nhưng “họ chỉ dừng lại ở đàng xa và kêu lớn tiếng: Lạy Thầy Giêsu, xin dủ lòng thương chúng tôi” (c.13). Họ không dám đến gần Chúa Giêsu để nài nỉ, để chạm vào gấu áo Người như những bệnh nhân khác, vì đó là luật cấm của Do Thái.
Họ biết Chúa Giêsu là vị lương y tài giỏi chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền, nên cố kêu lớn tiếng cầu xin lòng thương xót của Người. Động lòng thương”, Chúa Giêsu bảo: Hãy đi trình diện tư tế (14a). Một lệnh truyền được ban ra và họ đã thi hành. Chúa Giêsu bảo họ đi đến với các tư tế là những người theo luật (Lv 14, 2tt) có nhiệm vụ cứu xét về việc lành bệnh, để họ được gia nhập cộng đồng. Chúa Giêsu đã không làm một cử chỉ “giơ tay” hay “chạm vào”, vì thế việc chữa lành không xảy ra ngay tức khắc: “đang khi đi, họ được sạch” (14b). Như thế, chỉ với một lệnh truyền mà mười người này đã tuân lệnh, chứng tỏ họ có lòng tin tưởng mạnh mẽ vào Lời của Đức Giêsu- Lời của Người có sức mạnh và uy quyền chữa lành.
“Một người trong bọn họ thấy mình được sạch, liền quay trở lại, tôn vinh Thiên Chúa” (15). Chúng ta chú ý về thái độ của anh: khi vừa thấy ơn lành xảy ra với mình, anh ý thức điều ấy ngay tức khắc trong thái độ: “liền quay trở lại” tìm gặp Chúa Giêsu và tôn vinh Thiên Chúa đã thực hiện nơi anh việc lạ lùng qua Lời của Người. “Anh sấp mình.dưới chân Chúa Giêsu mà tạ ơn”. Một thái độ tôn thờ, tin tưởng và suy tôn uy quyền của Thiên Chúa; thái độ của một thụ tạo trước Đấng tác tạo muôn loài, trước Tình Yêu nhưng không của Ngài chỉ còn biết: Tạ ơn; như thái độ của Đức Maria trong kinh Magnificat vậy. Anh ý thức mình chỉ là một tạo vật nhỏ bé tầm thường nhưng được Thiên Chúa ưu ái đặc biệt.
Thánh Luca nói tiếp: Anh là người Samari. Trong ba câu 17 – 18, Chúa Giêsu lên tiếng trách cứ chín người phong hủi Do Thái, không thấy trở lại để tôn vinh Thiên Chúa. Chúa Giêsu đưa ra một hình ảnh tương phản giữa lòng biết ơn của Người dân ngoại và sự vô ơn của những người mệnh danh là “dân Thiên Chúa”.
Và Ngài còn đẩy xa hơn, cao hơn là “lòng tin của anh đã cứu anh” (19). Mười người phong được chữa lành, nhưng chỉ có người Samari biết ơn mới được tuyên bố là: được cứu độ. Như vậy ơn cứu độ thì cao cả hơn việc chữa bệnh thể xác và niềm tin trọn vẹn của kẻ quay trở lại thì cao quí hơn sự tin tưởng đã thúc đẩy cả mười người đi trình diện tư tế trước khi được chữa lành.