Cơ cấu tổ chức và phẩm trật của Giáo hội…
Ngoại giao Vatican
Hai ngày sau lễ tấn phong giám mục Gioan Bành Vệ Chiếu ở Trung Quốc, Tòa Thánh than phiền về vụ này mà theo Vatican đã không phù hợp với “tinh thần đối thoại đã có giữa Vatican và Trung quốc”.
Có phải Trung Quốc đã chống lại thỏa thuận tạm thời với Vatican về việc bổ nhiệm các giám mục, khi họ chuyển một giám mục từ giáo phận này qua giáo phận khác không? Dù sao thì ngày thứ bảy, 26 tháng 11, hai ngày sau lễ tấn phong giám mục Gioan Bành Vệ Chiếu, giám mục phụ tá Dư Giang, một giáo phận không được Tòa Thánh công nhận, Tòa Thánh than phiền về vụ này mà theo Vatican, đã không phù hợp với “tinh thần đối thoại đã có giữa Vatican và Trung quốc”.
Việc này khơi lại cuộc tranh luận về sự thích đáng của thỏa thuận Trung Quốc-Vatican trong bối cảnh vẫn còn khó khăn cho 12 triệu người công giáo Trung Quốc, cả các giáo xứ được gọi là ‘chính thức’ hay giáo xứ hầm trú. Những người không khoan nhượng nhất – trong đó có hồng y Zen, cựu giám mục của Hồng Kông, ngày thứ sáu ngài đã bị tòa án phạt tiền vì làm quỹ nhân đạo để hỗ trợ những người biểu tình chống chế độ Bắc Kinh – cho đây là một nguy cơ cho sự sống còn của một “Giáo hội thực sự” nếu theo thỏa thuận đã được hai bên ký năm 2018 và được gia hạn vào tháng 10 vừa qua. Tòa Thánh không phải là không nhận thức bản chất không hoàn hảo của thỏa hiệp trong quá khứ. Nhưng đây là cái giá phải trả để không cắt đứt hoàn toàn với chính quyền Trung Quốc. Thông cáo báo chí công bố ngày thứ bảy vẫn trên đường hướng này. Rôma tái khẳng định “hoàn toàn sẵn sàng tiếp tục con đường đối thoại tôn trọng về tất cả các vấn đề có lợi ích chung”.
Cách đây vài tháng Đức Phanxicô giải thích khi xem lại thỏa thuận với Trung quốc: “Ngoại giao là nghệ thuật của những điều có thể và biến nó thành thực tế có thể.”
Đôi khi Tòa Thánh cũng phải chấp nhận nuốt nhục và nhất là cho thấy một sự kiên nhẫn trước mọi khó khăn.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch