Cơ cấu tổ chức và phẩm trật của Giáo hội…
“Con ở lại một chút”, cuốn phim về đức tin nhưng không có Chúa Kitô
“Con ở lại một chút”, cuốn phim về đức tin nhưng không có Chúa Kitô
Chúng ta nên nghĩ gì về cuốn phim “Con ở lại một chút” của nghệ sĩ Gad Elmaleh? Ý kiến nhiều sắc màu của linh mục Pascal Ide, giáo phận Paris, giám đốc trang web pascalide.fr
Đi xem Con ở lại một chút, tôi có ba nỗi sợ: các diễn viên nghiệp dư, cũng như quá nhiệt thành mà không có nghề nghiệp; cốt truyện mang tính tự truyện đến mức gần với phim tài liệu hơn là tường thuật thực sự; có ý định ngầm chinh phục tân tòng.
Gad Elmaleh: Người giáo dân vui tính
Khi đèn tắt, phòng chiếu trong bóng tối, tôi ngạc nhiên thích thú trước số lượng khán giả, bộ phim bắt đầu, những hình ảnh đầu tiên lấy từ tư liệu của gia đình Elmaleh (video nghiệp dư), sau đó là hình ảnh quay ở Casablanca trên nền lồng tiếng của Gad hôm nay chỉ làm tăng thêm nỗi sợ thất vọng của tôi. Nhưng rất nhanh chóng, tôi bị cuốn hút vào câu chuyện. Không, tôi không đang xem hồi tưởng về việc đi tìm con đường thiêng liêng của một người thiện cảm ngoài năm mươi gì đó, hay còn tệ hơn, một phim của “ông chủ”. Đúng, hồi hộp là có thật, nhịp độ nhanh, những cảnh lật ngược tình thế, những khúc quanh bất ngờ, hồi kết cũng thật bất ngờ. Đúng, một số lời thoại đánh trúng tâm điểm, như câu trả lời dường như ngẫu hứng của bà Régine, mẹ của Gad: “Con thay đổi Chúa, con thay đổi cha mẹ. Vậy con nhận con là con nuôi đi”.
Đúng, có xúc động giữa các nhân vật, nhưng cũng có truyền cảm nơi khán giả: hơn một lần, tôi đã cười sằng sặc, cả khán giả trong phòng chiếu cũng cười; hơn một lần, tôi đã rất xúc động, nhất là những cảnh giao cảm sâu đậm giữa Gad, cha mẹ và chị Judith của anh, và còn hơn nữa khi những người này quyết định đến dự buổi lễ với anh, dù miễn cưỡng nhưng thật tâm, hoặc khi Régine chất vấn với một sự thật hiếm hoi với một bà mẹ khác cũng mất con trai của mình. Và những thảo luận sôi nổi khi đèn bật sáng cho thấy khán giả quan tâm đến cuốn phim như thế nào, tôi muốn nói những người tham dự.
Phải nói, diễn xuất của các diễn viên đôi khi còn vụng về; nhưng nhanh chóng, tôi xúc động trước tương quan cá nhân và tình cảm của họ (giống như lời thú nhận cảm động của người cha, chỉ có thể diễn tả bằng tiếng nước ngoài: “Cha là cha của con, còn con, con là người bạn thân nhất của cha” (I am your father and you are my best friend). Cũng giống như họ, họ dần dần quên máy quay phim, tôi dần dần quên họ là một phần của gia đình hay bạn bè của Gad, nhưng nghịch lý thay, tôi lại nhận thấy tôi nơi gia đình, ruột thịt và / hoặc tâm linh này. Thêm nữa, tôi có thấy hơi khó chịu khi thấy khía cạnh này mượn từ những diễn viên trong các phim của Éric Rohmer mà tôi rất yêu thích không?
Chắc chắn, một số chi tiết thiếu chặt chẽ và thật: chúng ta đã bao giờ thấy cảnh một cha xứ đóng vai thầy nhà khách và thầy nhà khách có nhiệm vụ tiếp khách lại có bộ mắt cau có không?; giờ kinh phụng vụ như “kinh chiều” có phải là thánh lễ không?; bây giờ các lễ rửa tội người lớn có làm ngoài Lễ Vọng Phục Sinh không? Nhưng, tôi xin nhắc lại, những chi tiết này mờ dần trước lời kêu gọi khẩn thiết, xin đừng nhân danh thế tục bất khả xâm phạm mà kiềm chế tôn giáo và xấu hổ tỏ ra mình là người công giáo.
Cuối cùng, khi xem lại cuốn phim dài, tôi không bao giờ nhận ra ý định tốt đẹp và những cảm xúc tốt đẹp này, không làm thành tác phẩm văn học hay, điện ảnh hay, hơn thế nữa là một tác phẩm nghệ thuật đích thực. Phải công nhận, vì Gad không tìm cách trả lời những phản đối, nếu không là những lập luận vững mạnh, ít nhất là của người anh họ Eric (Rony Kramer) mạnh mẽ đưa ra, cũng không bảo vệ mình trước sự phân chiết tế nhị của nữ giáo sĩ do thái, trong các kịch ngắn của bà đã cho anh thấy, anh trượt vào vai người khác (người tóc vàng, v.v.) cũng như chậm nói mình là ai – chính xác vì anh là người do thái. Cũng vậy, chắc chắn vì Gad không bao giờ ở trong thế phản ứng hay cay đắng, nhưng luôn tìm cách bảo vệ mối liên kết của mình với người thân và sự liên tục với những gì anh đã nhận được từ họ, bắt đầu từ đức tin do thái – từ đó là tình cảm của anh với cố hồng y Jean-Marie Lustiger, mà anh mượn lời của ngài cho câu nói cuối cùng của phim.
Nhưng trên tất cả, vì, ở mỗi giây phút, người xem cảm nhận nhân vật chính nói từ kinh nghiệm riêng của mình, với một chân thành hiếm có, không chỉ với sự kiện nền tảng (từ nay đã được kể hàng trăm lần và được nhiều người biết đến) về cuộc gặp gỡ yêu thương và che chở của Đức Trinh Nữ Maria, mà ngay cả với bây giờ (Mẹ đã theo tôi từ khi tôi còn nhỏ). Và cũng vì anh không bao giờ ngừng chăm chú lắng nghe từng người, từng phản ánh, từng phản đối, cho đến khi để cho mình cảm động – chẳng hạn với nghịch lý thường thấy này của giáo sĩ do thái: “Phúc thay ai không con đường của mình với người rành đường, nếu không họ mất cơ hội bị lạc đường!”. Ngoài ra, vì anh không ngần ngại tỏ ra mong manh, mà còn đi xa hơn, là tỏ ra hèn và nói dối (nhưng lời nói dối nhẹ nhàng nhất, là lời nói dối vì không muốn làm tổn thương những người anh yêu thương).
Tuy nhiên, khi xem phim xong, tôi bị hụt hẫng hai chỗ. Hụt hẫng thứ nhất, dĩ nhiên là (sự chú ý, đoạn quyết định…), vì vào cuối phim, không có lời giải thích, Gad không rửa tội. Hụt hẫng thứ hai, Gad chưa bao giờ đưa ra bất kỳ lý do nào khác cho việc trở lại đạo công giáo của anh ngoài sự che chở của Đức Mẹ mà anh luôn chứng nghiệm và không bao giờ chối cãi.
Giờ đây, hai cảm nhận về sự chưa hoàn tựu này hội tụ ở: cái, hay đúng hơn là người thiếu một cách trầm trọng trong lịch sử thiêng liêng của Gad, đó là Chúa Kitô. Kitô giáo là sự trở lại với Chúa Kitô nhờ Chúa Kitô. Và nếu Mẹ Maria can thiệp thì vì Mẹ can thiệp như người mẹ chân thực nào, không giữ con trai mình cho riêng mình, trao con mình cho người khác. Chúng ta thấy Gad cầu nguyện nhưng không bao giờ thấy anh đọc Lời Chúa, xem xét kỹ lưỡng sự đồng nhất của Cựu Ước và Tân Ước, dự Bí tích Thánh Thể. Nếu vẫn chỉ ở “như thể, als ob” thì chưa đủ, điển hình theo kiểu triết gia Kant, “sống như Chúa tồn tại và xem điều đó có thay đổi không”, nếu Gad sai khi khẳng định: “Có đức tin, là có nghi ngờ”, thì ông đúng khi nói với Đức Mẹ: “Con biết Mẹ nói với chính Mẹ, con đã không đi đến cùng”. Gad đưa ra một đặt cược kín đáo nhưng chắc chắn: sau lời trích của cố hồng y Lustuger, tổng giám mục giáo phận Paris, ông tặng phim của mình cho một Guy Moign nào đó. Người này đồng hóa với Raymond, ông già mà Anna (Amélie Melkonian) đến thăm. Tuy nhiên, người hoài nghi này nhắc cho Gad tầm quan trọng của chất khử trùng (là giáo điều!) đã cho Gad một ví dụ điển hình về sự tiến hóa, bằng cách bứng mình ra khỏi hoang tưởng của một thuyết âm mưu. Bằng cách đưa ra sức nặng đặc biệt của hình ảnh này, anh đã không đưa ra, một cách êm ái dịu dàng và mạnh mẽ, anh cũng đã trên đường trở thành đó sao?
Bất cứ ai mong chờ được xem một phim về đức tin, về một biện hộ cho lòng khoan dung và hơn thế nữa là đối thoại giữa các tôn giáo, sẽ không thất vọng. Nhưng còn hơn thế. Bất cứ ai mong chờ để xem một phim về hoán cải sẽ thất vọng, bởi vì nó có ít hơn. Đây là, và cũng đã vô cùng lớn, là phim của một người đang trên đường đi, trên hành trình thiêng liêng. Từ một nghệ sĩ nổi tiếng và được công nhận, giản dị trong đời sống thực cũng như trên sân khấu, đã quyết định sống sát với niềm khao khát khôn nguôi dành cho Chúa, Đấng hứa ban hạnh phúc. Làm sao không chúc ông nhận ra con đường này có một cái tên, chính cái tên mà anh đã nói trong một giây phút trong phim: “Ta là Đường, là Sự thật, và là Sự sống” (Ga 14, 6)!
Nhưng có phải Chúa Kitô vắng mặt như tôi nói không? Một vài dấu vết trong số rất nhiều đã nói lên. Có phải nơi Raymond, người Gad đã quỳ xuống rửa chân đó sao? Và chính dưới chân nhà thờ Đức Bà, trong cảnh cuối cùng của phim nhắc cảnh đầu tiên của phim, người xem thấy lại Ngài trong ánh sáng xanh dịu tràn ngập. Khi, trong một cử chỉ nhân ái bất ngờ, Anna đưa cây nến cho Gad, bà nói câu của Thánh Phaolô: “Anh em hãy mang gánh nặng cho nhau” (Ga 6,22). Và câu này kết thúc theo cách: “Và như vậy anh em chu toàn luật (Torah) của Đức Kitô”.
“Con ở lại một chút”, bộ phim hài và tiểu sử của nghệ sĩ Gad Elmaleh, 2022. Với Gad Elmaleh, David Elmaleh và Régine Elmaleh (cha mẹ của nghệ sĩ).
Marta An Nguyễn dịch