Cầu nguyện liên ANRÊ tiếng Hy lạp có nghĩa là…
Lợi lãi cả thế giới mà mất linh hồn thì còn ích gì?.
Thứ Hai tuần VIII TN
Mc 10, 17-27
Lợi lãi cả thế giới mà mất linh hồn thì còn ích gì?.
Muốn được cứu độ, cần phải có ơn Chúa. Nếu chỉ cậy dựa vào sức tự nhiên và tiền của, ắt không thể được cứu rỗi. Chúa quả quyết: “Không có Ta, các con chẳng làm gì được”.
Hôm nay, có một chàng thanh niên tốt lành đến để gặp Đức Giêsu nhằm xin Ngài chỉ cho con đường dẫn đến hạnh phúc. Thấy thế, Đức Giêsu đã đem lòng yêu mến và mời gọi anh đi theo mình trên con đường mà chính Ngài đang đi. Tuy nhiên, khi buộc phải để lại mọi sự cho người nghèo thì anh đã không dám và từ từ rút lui!
Như vậy, ơn cứu độ đã đến được với anh thanh niên này, nhưng anh đã để mất bởi sự tham lam, ích kỷ của mình. Anh ta đã coi tiền bạc, của cải là số một trong cuộc đời của anh, nên chính Chúa cũng không còn chỗ đứng nơi tâm hồn người thanh niên đáng thương này thì làm sao ơn cứu độ có thể đến được!
Chúa Giêsu đang mời người thanh niên này đạt được nhiều hơn những thứ mà anh ta đang sở hữu hiện tại. Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu đã nhìn anh ta với tình yêu thương trước khi mời gọi chàng trai trẻ này đi theo Ngài một cách toàn diện và triệt để.
Tuy nhiên, trong trường hợp này, việc yêu mến Chúa Giêsu đang bị tổn thương. Việc yêu mến Chúa bị tổn thương theo nghĩa anh ta phải hy sinh tất cả mọi thứ nếu muốn đi theo Chúa Giêsu. Hy sinh một toàn diện và triệt để. Điều này thật là khó, ít nhất là từ quan điểm thuần tuý của con người và thế gian. Nhưng tình yêu của Chúa Giê-su dành cho chàng trai này tuyệt vời đến nỗi Ngài muốn anh ta hy sinh mọi thứ để có thể có được nhiều thứ hơn.
Chúng ta cũng được mời gọi làm tương tự như vậy. Chúng ta không được mời gọi đi theo Chúa Giêsu trong cách từ bỏ tất triệt để tất cả mọi tài sản vật chất của chúng ta. Nhưng chúng ta được mời gọi đi theo Chúa Giê-su trong cùng mức độ của niềm xác tín và sự từ bỏ cho thánh ý của Chúa. Và điều này chắc chắn sẽ đòi hỏi sự hy sinh, một sự hy sinh cao cả lớn lao.
Điểm mấu chốt ở đây là chúng ta phản ứng thế nào đối với lời mời gọi của Chúa Giêsu để làm môn đệ của Chúa? Làm thế nào chúng ta đáp lại lời mời gọi này để dâng hiến chính mình một cách trọn vẹn. Người thanh niên giàu có này lúc đầu đã phản ứng với sự buồn rầu. Anh ta đã không chấp nhận lời yêu cầu của Chúa Giê-su. Chúng ta không biết liệu cuối cùng anh ta có theo Chúa Giê-su một cách hoàn toàn không, nhưng chúng ta đã biết rõ phản ứng đầu tiên của anh ta.
Thông thường đây cũng là phản ứng đầu tiên của chúng ta. Chúng ta muốn trung thành và đi theo Chúa Kitô bất kể yêu cầu gì mà Ngài đưa ra. Nhưng khi Chúa đưa ra cho chúng ta một lời mời cụ thể thì chúng ta lại quay đi trong sự buồn bã và cảm thấy điều này quá khắt khe.
Quả thật: “Đồng tiền đi liền khúc ruột”. Có thể nói: “Tiền đã thắng tình”. Lòng ham mê của cải đã thắng tình yêu dành cho Chúa và tha nhân. Lòng tham đã bóp nghẹt con tim.
Tình yêu của người thanh niên chưa đủ mạnh để thúc đẩy anh làm điều nên làm và phải làm. Thánh Phaolô có nói: “Điều tôi muốn, thì tôi không làm, nhưng điều tôi ghét thì tôi lại cứ làm”. Ngài cho đó là tội lỗi trong ta đã hành động, và chỉ tin vào Chúa mới giải thoát ta khỏi tình trạng ù lì đó.
Tinh yêu phát sinh sức mạnh. Thánh Augustinô quà quyết: “Cứ yêu rồi làm điều gì mình muốn”. Tình yêu sẽ thúc đẩy ta phải làm một cái gì đó cụ thể, một cái gì đó anh chị em đang thực sự mong đợi. Chúng ta không thể nói yêu mến Chúa mà lại làm ngơ trước nhu cầu cấp bách của anh chị em.
“Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu có vào Nước Chúa”. Đây là kiểu nói Á Đông, diễn tả một việc rất khó. Đức Giêsu đã tông dự bữa tiệc sang trọng của người Biệt phấi giàu có. Từng ăn uống tại nhà người thu thuế lắm tiền, từng chịu ơn những người phụ nữ nhân đức nhiều của.
Vậy, Ngài chỉ lên án những ai ham mê của cải, coi đồng tiền là chúa tể, làm nô lệ cho nó, để không dám mở tay ra vđi anh chị em và quảng đại với công việc của Thiên Chúa.
Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy biết đặt bậc thang giá trị, và biết lựa chọn đúng để được hạnh phúc đời đời. Hãy cẩn trọng với vấn đề tiền bạc vì tiền bạc có thể sẽ là rào cản lớn chắn đường về trời nếu nó trở thành ông chủ.
Nếu bao lâu chúng ta vẫn còn chạy đua với đồng tiền, bất chấp mọi thủ đoạn để chiếm lĩnh, hay sống ích kỷ, dửng dưng với người nghèo khổ, thì bấy lâu lời mời gọi đánh đổi kho báu Nước Trời sẽ là lời mời gọi xa lạ với chúng ta.
Như thế, lẽ đương nhiên, chúng ta đánh mất kho tàng đích thực và trở thành người dại trước mặt Thiên Chúa vì: “Lợi lãi cả thế giới mà mất linh hồn thì còn ích gì?”.