skip to Main Content

Xin cứu chúng con

28.6 Thánh Irenaeus, Gmtđ

Am 3:1-8; Tv 5:4-6,6-7,8; Mt 8:23-27

Xin cứu chúng con

Trong các bài giáo lý về những đại nhân vật của Giáo Hội thuộc các thế kỷ đầu tiên, hôm nay, chúng ta tới hình ảnh của một con người nổi nang, đó là Thánh Irenaeus thành Lyons. Chi tiết tiểu sử của ngài xuất phát từ chứng từ của ngài, được truyền lại cho chúng ta từ sử gia giáo phụ Eusebius trong cuốn thứ năm của bộ ‘Storia Ecclesiastica’.

Thánh Irenaeus rất có thể được sinh ra ở Smyrna (ngày nay là Izmir, Thổ Nhĩ Kỳ), giữa những năm 135-140. Ở đó, khi còn trẻ, ngài đã tham dự trường của Thánh Giám Mục Polycarp là môn đệ của Thánh Tôn g Đồ Gioan. Chúng ta không biết vào lúc nào ngài đã di chuyển từ Tiểu Á tới Gaul, thế nhưng việc di chuyển này đã trùng hợp với những phát triển  ban đầu của cộn g đồng Kitô Giáo ở Lyons: Ở đó, vào năm 177, chúng ta thấy Thánh Irenaeus đã đề cập tới giáo sĩ đoàn.

Vào năm đó ngài được sai phái tới Rôma, mang 1 bức thư của cộng đồng Lyons đệ trình lên Đức Giáo Hoàng Eleutherius. Sứ vụ đến Rôma giúp cho Thánh Irenaeus thoát khỏi cuộc bách hại của Marcus Aurelius, sát hại ít là 48 vị tử đạo, trong đó có chính vị giám mục ở Lyons là Pothinus 90 tuổi, vì bị đối xử tàn tệ trong tù. Bởi vậy, khi trở về, Thánh Irenaeus được chọn làm giám mục của thành phố này. Vị mục tử mới đã hoàn toàn dấn thân cho thừa tác vụ giáo phẩm của mình, một thừa tác vụ kết thúc vào khoảng năm 202-203, có thể vì tử đạo.

Thánh Irenaeus trước hết là một con người của đức tin và là một vị mục tử. Như vị Mục Tử Nhân Lành, ngài là người khôn ngoan, sâu xa tín lý, và nhiệt tình truyền giáo. Là một văn gia, ngài đã nhắm đến 2 mục tiêu, đó là việc bênh vực tín lý chân  thực cho khỏi bị tấn công bởi thành phần lạc giáo, và việc diễn giải một cách rõ ràng sự thật đức tin. Hai tác phẩm của ngài vẫn còn cho tới nay hoàn toàn tương quan tới việc làm trọn hai mục tiêu ấy: 5 cuốn ‘Chống Lại Các Lạc Thuyết’, và ‘Diễn Giải Giáo Huấn Tông Đồ’  (một cuốn sách có thể được gọi là ‘cuốn giáo lý về tín lý Kitô Giáo’ cổ kính nhất). Một điều chắc chắn đó là Thánh Irenaeus là một đối thủ chiến đấu chống lại các lạc thuyết.

Giáo Hội trong thế kỷ thứ hai bị đe dọa bởi một chủ nghĩa được gọi là bất khả thần tri – Gnosticism, một giáo thuyết chủ trương rằng đức tin được Giáo Hội truyền dạy chỉ là những biểu hiệu cho thành phần ngây thơ, thành phần không thể thấu hiểu nổi những điều khó khăn hơn. Trái lại, thành phần có sáng kiến, thành phần tri thức – họ gọi mình là Gnostics – có thể hiểu được những gì ở đằng sau các thứ biểu hiệu ấy, bởi thế, làm nên một thứ Kitô Giáo thế giá, tri thức.

Hiển nhiên, thứ Kitô Giáo trí thức này càng ngày càng bị phân mảnh bởi những luồng tư tưởng khác nhau, thường lạ lùng và thái quá, song lại thu hút được nhiều người. Một yếu tố chung trong những luồng tư tưởng khác nhau ấy là khuynh hướng nhị nguyên, tức là khuynh hướng chối bỏ niềm tin tưởng vào vị Thiên Chúa duy nhất là Cha của tất cả mọi người, là hóa công và là đấng cứu độ nhân loại và thế giới. Để giải thích sự dữ trên thế giới này, họ chủ trương có một thứ nguyên lý tiêu cực, song song với vị Thiên Chúa tốt lành. Nguyên lý tiêu cực này đã tạo dựng nên chất thể, các vật về thể lý.

Trở về với Tin Mừng và thực tế của cuộc sống, ta thấy sự quan phòng của Thiên Chúa đã cho phép cơn bão tố xảy ra trong cuộc sống con người để thức tỉnh con người trở về với Ngài. Ðiều quan trọng không phải là không có bão tố hoặc khó khăn thử thách, nhưng là có Chúa hiện diện dù lúc đó xem ra Ngài ngủ, không màng chi đến nguy hiểm đang xảy ra.

Thật vậy, gian nan thử thách Thiên Chúa cho xẩy đến là để con người ý thức về sự yếu đuối, mỏng dòn của mình, đồng thời đặt niềm trông cậy vào Chúa. Cơn bão xẩy ra đã làm cho các Tông Ðồ không còn dựa vào phương tiện vật chất là chiếc thuyền đang nâng đỡ chở che các ông, cũng như không còn tự phụ vào tài năng vượt biển của mình; trái lại, các ông ý thức mình cần đến Chúa. “Lạy Thầy, xin cứu chúng con, chúng con chết mất”. Chính nhờ lời cầu nguyện trong lúc gian nan nguy hiểm, các Tông Ðồ được chứng kiến phép lạ và quyền năng của Chúa.

Hành trình đức tin của chúng ta cũng cần trải qua những khổ luyện và hy sinh để có thể đứng vững trước những nghịch cảnh. Đức tin là một ân ban phát xuất từ Thiên Chúa chứ không do con người thủ đắc. Vì thế để sống niềm tin một cách trọn vẹn và sung mãn, chúng ta phải quy hướng mọi ước muốn và tư tưởng về Thiên Chúa. Chỉ nơi Thiên Chúa chúng ta mới tìm được câu trả lời cho cuộc đời của mình. Chỉ có ân sủng của Thiên Chúa mới giúp chúng ta chấp nhận mọi khó khăn thử thách xảy đến trong cuộc sống.

Hành trình đức tin nơi mỗi người không giống nhau nhưng điểm phát xuất và đích đến của đức tin đều ở nơi Thiên Chúa.Thời Cựu ước, Giavê Thiên Chúa đã nhiều lần thử thách Israel để xem đoàn dân có trung thành với Chúa hay không. Họ đã phải sống trong sa mạc với cảnh thiếu lương thực và nước uống, họ đã nhiều lần kêu trách và Chúa đã mở cho họ con đường sống. Có những lúc Israel đã đi hoang chạy theo thần ngoại, nhưng Thiên Chúa đã tái lập giao ước và xua tan bao sóng gió đưa họ vào Đất Hứa.

Trong lịch sử cứu độ, hành trình đức tin của mỗi người đều có những lúc chao đảo nhưng chỉ những ai biết cậy dựa vào ơn Chúa mới vượt qua được tất cả. Hành trình đức tin của Mẹ Maria có nhiều thử thách gian khổ nhưng không giống hành trình đức tin của thánh Giuse. Mẹ Maria đã từ bỏ chương trình riêng của mình trong nếp sống bình dị để đi vào chương trình của Thiên Chúa trong một tương lai đầy những bấp bênh và trắc trở, nhưng Mẹ hoàn toàn phó thác vào Thiên Chúa. Còn thánh Giuse lại thể hiện niềm tin một cách sống động nhưng âm thầm, kín đáo.Sự đáp trả của ông Giacaria không giống tâm tình của bà Êlisabet.Hành trình của ba đạo sĩ phương Đông xa xôi thăm thẳm, có lúc tưởng như cùng đường tắc lối nhưng với ánh sao lạ, các ông đã đi đến đích.

Tin mừng thánh Matthêu thuật lại rằng: hôm ấy các môn đệ theo Chúa Giêsu xuống thuyền thì bỗng biển hồ nổi sóng gió, các môn đệ hoảng sợ kêu cứu Chúa Giêsu. Các ông chỉ dựa vào sức mình mà không nhận ra Đấng quyền năng đang ở giữa các ông. Chúa Giêsu đã trấn an các ông rồi Người truyền cho gió và biển im lặng. Biến cố ấy cho thấy, đức tin luôn gặp thử thách nếu mỗi ngày chúng ta không biết cậy dựa vào ơn Chúa, chúng ta dễ dàng trượt ngã trên những ý nghĩ kiêu căng của chính mình. Khi gặp thử thách chúng ta thường kêu trách Chúa, thật ra Chúa không bao giờ để chúng ta phải chiến đấu một mình, Người luôn ban cho ta những ơn cần thiết qua các bí tích, qua những mạc khải trong Kinh Thánh để soi rọi bước đường đời của chúng ta. Chính trong những lúc thử thách, Thiên Chúa mới tỏ rõ quyền năng và tình thương của Người. Qua những gian nan thử thách, đức tin của chúng ta càng được tôi luyện để ngày càng son sắt, giúp chúng ta khiêm tốn nhìn nhận con người yếu đuối của mà biết cậy dựa vào ơn Chúa hơn.

Ta thấy Giáo hội luôn mời gọi mỗi người chúng ta quay trở về với Đức Giêsu Kitô như lời mặc khải trọn vẹn khuôn mặt yêu thương của Thiên Chúa. Chúng ta phải xây dựng đức tin của mình trên nền tảng tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi, trên lời rao giảng của các tông đồ và Giáo hội. Một đức tin bền vững phải được chìm sâu trong nguyện cầu, thấm nhuần trong tình bác ái và hy sinh.

 

Back To Top