Cầu nguyện liên ANRÊ tiếng Hy lạp có nghĩa là…
Ðón Nhận Sự Thật
16.3 Thứ Bảy trong tuần thứ Tư Mùa Chay
Gr 11:18-20; Tv 7:2-3,9-10,11-12; Ga 7:40-53
Ðón Nhận Sự Thật
Không phải hôm qua họ đã chia rẽ vì Đức Giê-su. Tin mừng hôm nay còn cho chúng ta thấy họ chia rẽ nhau. HoÏ đã chia rẽ ở thời đức Giê-su, họ vẫn còn chia rẽ nhau cho đến ngày nay. Một ngày nào đó, chỉ cần đến Đền thờ Mộ Thánh ở Giê-ru-sa-lcm, thì thấy rõ sự chia rẽ đó. Tất cả đều nói về Đức Ki-tô, nhưng lại tranh luận xem những phần nền nhà này, bến đậu kia là đất thuộc về tôn giáo nào ! Xin Người mau chóng lập lại trật tự đi.
Hẳn đó không phải là điều Đức Ki-tô đến dạy chúng ta. Nhưng đó là sự kiện thật như Đức Ki-tô đã nói : “Tôi mang gươm giáo đến, ai thuận với Tôi và ai chống lại Tôi”. Không có chuyện nửa vời. Thuận với Người thì phải từ bỏ những lý lẽ của lý trí, ít ai chịu bỏ. Muốn nhận biết Người cần phải trở nên bé nhỏ và khiêm nhường mới hợp với giáo lý và những đòi hỏi của sứ điệp Đức Giê-su và đi sâu hơn vào mầu nhiệm của Người. Bản văn thánh Gioan cho chúng ta thấy những ý kiến khác nhau xoay quanh vấn đề Đức Giê-su, còn xa mới đi tới nhất trí.
Kết cục, chính các vệ binh có nhiệm vụ giữ an ninh trật tự công cộng, tuy ít học, nhưng đã có những suy nghĩ rất chính xác và rất rõ nét : “Xưa nay chưa hề có ai nói năng như người ấy, Câu nói ngây ngô trước những ông biệt phái, đã xúc phạm nặng nề đến các ông nhưng nhận xét của những kẻ mà các ông coi là dân đen lại thật sáng suốt và có lương tri rất tốt.
Các ông trách họ tàn tệ : “Cả các anh nữa, các anh cũng bị mê hoặc rồi sao ? Trong hàng thủ lãnh và giới tri thức biệt phái có ai tin vào tên ấy đâu ? Chỉ có bọn hạ lưu cặn bã như các anh mới phạm sai lầm xét đoán như thế thôi”. Các ông biệt phái luôn luôn có thái độ kiêu ngạo, khinh bỉ quá khích đối với những người đã khâm phục sự khôn ngoan của Đức GSiê -su .
Đức Ki-tô sẽ không bao giờ đạt tới kết quả là quy tụ được tất cả loài người. Xin đừng ngạc nhiên vì Người đã tiên báo về chính Người : “Tôi sẽ là dấu chỉ gây ra sự mâu thuẫn”.
Những người chống đối Chúa Giêsu kiên quyết bảo vệ lập trường sai lầm của mình. Họ tự hào rằng mình am hiểu Kinh Thánh, rằng mình thông thạo lề luật, và họ khư khư căn cứ vào sự hiểu biết của họ để mô tả hình ảnh của một Chúa Kitô theo trí tưởng tượng của họ và kết quả là họ đã không gặp được Ngài.
Nhóm người tán thành Chúa Giêsu thì ứng xử theo lối khác. Họ lắng nghe những lời Chúa Giêsu nói, quan sát những việc Chúa Giêsu làm. Họ thấy cả những lời nói và việc làm này có một sự thật, một tình thương, một sức giải phóng tâm hồn. Thế là họ tin vào Người, họ không lý luận bằng chữ nghĩa, họ chỉ nghe ngóng với con tim. Lời lẽ của họ thật là đơn sơ: “Ông này là vị ngôn sứ. Ông này là Ðấng Kitô”. Người ta có thể nói rằng hãy nhắm mắt lại để thấy, hãy bịt tai lại để nghe. Quả thật, có nhiều điều chúng ta chỉ có thể thấy được, nghe được, hiểu được bằng cách vượt lên khỏi lối nhìn, lối nghe và lối hiểu thông thường dựa vào hình tướng bên ngoài.
Tin Mừng hôm nay cho chúng ta thấy một vị Thiên Chúa đã bị hiểu lầm trước sự tự do của con người. Biết được Ngài, đón nhận Ngài là hai vấn đề khó khăn. Chúa Giêsu là đá tảng, người cũng có thể là đá vấp ngã nữa (Rm 9,33; 1Pr 2,6). Cái đó tùy ở mỗi người, tùy thái độ chúng ta trước Thiên Chúa.
Xưa kia trong Cựu ước, Thiên Chúa đã trao sứ mệnh cho Isaia: “ngươi hãy đi bảo dân này: các ngươi có nghe cũng không hiểu, có nhìn cũng chẳn thấy. Hãy làm cho lòng dân này chai đá, hãy làm cho chúng nặng tai, bịt mắt chúng lại, kẻo mắt thấy được, tai nghe được, lòng hiểu được mà chúng trở lại Chúa được chữa lành chăng” (Is 6,9t. cf. Mt 13,13. Sđcv 28,35t).
Thật ra, đây là câu tiên báo sự cứng lòng hoàn toàn và không cưỡng bức ai. Chúa muốn nói lên sự cứng lòng không hoán cải và đó là hình phạt. Dù sao, sự cứng lòng đó cũng nói lên sự kiên nhẫn của Chúa (Rm 10,20. Is 65,2 Os 11,1) và lòng từ bi cuối cùng của Ngài. Chúng ta cầu xin được hưởng lòng từ bi đó trong mùa chay này.
Sự hiểu biết mà Chúa Giêsu muốn chúng ta có về Ngài không phải là một hiểu biết trên lý thuyết hoặc chỉ là lời tuyên xưng trên môi miệng, mà phải là vác thập giá mỗi ngày và đi theo Ngài. Liền sau khi Phêrô tuyên xưng Ngài là Con Thiên Chúa, Chúa Giêsu đã loan báo về cuộc Tử nạn của Ngài và Ngài đề ra như một mệnh lệnh :” Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác Thập giá và đi theo ta” . Danh hiệu kitô gắn liền với Thập giá. Không thể tuyên xưng Chúa kitô mà lại chối bỏ Thập giá của Ngài, không thể tự cho mình biết Chúa Kitô mà không liên kết với Ngài trong cuộc tử nạn Thánh Phaolô đã nói lên kinh nghiệm của ngài : ” phần tôi chỉ biết có mỗi Đức Kitô chịu đóng đinh”. Biết theo nghĩa kinh thánh là một sự kết hợp thâm. Biết do đó phải là một cam kết. Biết Đức Kitô như thánh Phaolô diễn tả chính là nên một với Chúa Kitô trong mầu nhiệm tử nạn. Biết Đức Kitô chịu đóng đinh chính là bổ túc nơi mình những gì còn thiếu trong cuộc Tử nạn của Ngài. Biết Đức Kitô chịu đòng đinh chính là đón nhận cuộc sống khổ đau từng ngày với niềm hiệp thông vào cuộc Tử nạn của Ngài.
Mùa chay là mùa của thanh luyện, chúng ta được mời gọi để sống một cách ý thức hơn bản sắc đích thực của người kitô hữu, đó là để Đức Kitô chiếm hữu và sống bằng chính sức sống của Ngài. Điều đó cũng có nghĩa là người kitô hữu không chỉ mang danh hiệu của Đức Kitô, lời tuyên xưng của họ không chỉ đọng lại trên môi miệng, mà phải là một cuộc sống kể hiệp với Ngài, với những cố gắng không ngừng của từ bỏ, quảng đại, yêu thương và phó thác.