skip to Main Content

Tin để thấy

12.4 Thứ Tư trong tuần Bát Nhật Lễ Phục Sinh

Cv 3:1-10; Tv 105:1-2,3-4,6-7,8-9; Lc 24:13-35

Tin để thấy

Trong đoạn Kinh thánh này, thánh Lu-ca đã thâu tóm lại vào buổi chiều phục sinh tất cả các việc xảy ra suốt bốn mươi ngày từ ngày phục sinh đến ngày Chúa Giê-su lên trời. Thực vậy, mười một tông đồ chỉ có thể dần dần “lãnh hội được đầy đủ sứ điệp phục sinh”

Đối với những kẻ thấy Người họ tưởng là ma, Chúa Giê-su đã cho họ xem những lỗ đinh đóng ơ chân tay Người. Đối với kẻ quá vui mừng khi thấy Thầy thật rồi, Chúa Giê-su cho họ cùng ăn uống với Người. Đối với kẻ coi cuộc thương khó là gương mù, gương xấu Người giải thích Thánh kinh để họ nhận ra chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Đối với kẻ còn do dự, Người đòi họ trở nên nhân chứng rao giảng Tin mừng từ thành Giê-ru-sa-lem cho đến cùng cõi trái đất.

Tin Đức Giê-su không phải là đặc ân riêng cho mình, mà chính là ơn gọi làm chứng về Tin mừng đến mọi nơi. Mỗi cuốn Tin mừng đều biểu lộ cho người ta thấy nhiệm vụ chính thức của các tông đồ và của Giáo hội là rao giảng Tin mừng “và có thể chỉ một đoạn nhỏ Tin mừng cũng đủ trình bày tổng quát về ý nghĩa mầu nhiệm phục sinh” (A. George). Chúa Giê-su lên trời để Chúa Thánh Thần hiện xuống soi sáng cho những chứng nhân của Người thiết lập.

Đức tin của chúng ta phải thành ơn gọi thúc đẩy chúng ta vượt ra khỏi những vấn đề cá nhân để tiến sâu vào sứ mệnh phổ biến ơn cứu độ. Chúa Thánh Thần luôn linh ứng hướng dẫn Giáo hội, nhưng chính chúng ta chậm trễ theo ơn Ngài, chính những cánh buồm tâm hồn chúng ta không mở căng ra. Các mầu nhiệm nói về các vết thương Đức Ki-tô như những môi miệng kêu gọi tình yêu của kẻ đã nhận biết. Chúng ta sẽ lấy gì, làm gì để tỏ lòng mến Thiên Chúa ? Chịu lấy những vết thương hằn sâu trong hy sinh để thành chứng nhân của Đức Ki-tô, hay chỉ coi đó là những nhãn mác lòe loẹt ngoài mặt thôi ?

Trong khi chờ đợi Chúa lại đến, chúng ta phải sống âm thầm dấn thân mạo hiểm nhiều, chứ không chỉ giải những đáp số, nhưng chịu trách nhiệm săn sóc chăm lo cho chính bản thân mình và anh em mình. Khi đức Giê-su hiện đến, Người chỉ hỏi một điều giản dị : “Các con có gì ăn không ?”. Đối với chúng ta phải sống cuộc đời tạm bợ, phải làm việc mò mẫm luôn, phải kiếm ăn vất vả nặng nhọc … không phải là những chứng nhân diễn kịch cho khán giả coi, nhưng là gợi lên ý nghĩa hy sinh tử đạo . . .

Hằng ngày, chúng ta có dịp chia sẻ, trò chuyện, giao tiếp và trao đổi với nhau về rất nhiều đề tài. Từ việc làm ăn đến việc học hành, từ việc thể thao đến việc giải trí, từ đề tài sức khỏe đến việc chăm sóc gia đình… Nhưng có bao giờ chúng ta trao đổi với nhau về Lời Chúa và sự sống thiêng liêng không? Hôm nay, sau khi phục sinh, Chúa Giêsu hiện ra, đồng hành với hai môn đệ trên đường Emmaus, Người hỏi: “Các anh vừa đi vừa trao đổi với nhau về chuyện gì vậy?” Có lẽ họ trao đổi với nhau về sự thất vọng của cuộc sống, về dự định tương lai… Và chắc chắn họ trao đổi với nhau về Chúa Giêsu, về những “thất bại” của Người khiến họ buồn và buông xuôi. Họ từng sống với Chúa Giêsu nhưng họ không tin vào lời hứa của Chúa để dẫn đến kết quả tệ hại này.

Bước ngoặt thay đổi là khi Chúa Giêsu xuất hiện và trao đổi với họ về Thánh Kinh, trao đổi với họ về niềm tin và tín thác, và cuối cùng là trao đổi về việc bẻ bánh – Bí tích Thánh Thể. Qua việc trao đổi quan trọng này, hai môn đệ hoàn toàn thay đổi và thấy cuộc đời có ý nghĩa hơn, đặc biệt là biết làm thế nào để hiện tại và tương lai có giá trị hơn…

Tin vào Chúa Giêsu không phải là một đặc quyền để rồi giữ lấy cho riêng mình, đấy là môt lời kêu gọi ta loan báo Tin Mừng đến khắp nơi. Trong mỗi cuốn Phúc âm đều có một sự tỏ mình có thể gọi là chính thức đối với nhóm Mười Một và tạo điều kiện cho tương lai Giáo hội. “Đây không phải là một tường thuật cho bằng một bảng trình bày tổng hợp về ý nghĩa của toàn bộ mầu nhiệm phục sinh”          Chúa Giêsu có thể trở về trời, Thánh Thần đã được hứa cho những người mà Ngài đặt làm chứng nhân. Đức tin của chúng ta có chăng cái chiều kích của lời kêu gọi khiến chúng  vượt qua những vấn đề cá nhân mình hầu đi vào một sứ mạng cứu độ phổ quát ? Thánh Thần vẫn luôn thổi hơi vào Giáo hội; chính chúng ta là người chậm trễ, chính những cánh buồm của chúng ta chưa được kéo lên. Những nhà thần bí nói về các thương tích của Chúa Kitô như những cái miệng thét lên tình yêu của Đấng mang thương tích ấy. Chúng ta có gì để trình ra khi đến trước Thiên Chúa? Những danh hiệu và huy chương bên ngoài hay những vết sẹo hằn sâu của những chứng nhân?

Trong khi chờ đợi, chúng ta phải sống với nguy cơ đối diện với nhiều điều mình chưa biết… chúng ta không có bổn phận phải giải mọi phương trình; chúng ta chỉ có bổn phận quan tâm đến bản thân và anh em mình. Khi Chúa Giêsu đến, Ngài hỏi điềư đơn giản nhất: “Các con có gì ăn không?”. Chúng ta phải sống trong cái bấp bênh; làm việc thường thường trong mò mẫm, cực nhọc đặt lương thực trên bàn… từ ngữ chứng nhân không có nghĩa là khán giả, đôi khi nó gợi ra ý nghĩa của tử đạo…

Thánh Gian tông đồ, ngay từ giây phút đầu tiên khi nhận thấy ngôi mộ trống, đã tuyên xưng rằng mình đã thấy và đã tin. Thánh nhân đã muốn truyền lại cho chúng ta nguyên tắc nền tảng trong quan hệ với Chúa Kitô Phục Sinh, đó là tin để thấy. Đây là nguyên tắc được Chúa Giêsu đề cao như một lời chúc phúc khi Ngài nói với thánh Tôm tông đồ: “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc cho những ai không thấy mà tin”.

Không thấy mà tin hoặc tin để được thấy đây chính là cảm nghiệm về Đấng Kitô Phục Sinh, mà ngày nay các kitô hữu được mời gọi nếm trải trong cuộc sống hàng ngày. Quả thật, một niềm tin đích thực luôn cho chúng ta thấy và cảm nghiệm được sự hiện diện của Đấng Phục Sinh. Giữa những mất mát và khổ đau, một mềm tin đích thực luôn cho phép và thúc đẩy chúng ta tiếp tục tin yêu và hy vọng. Giữa ích kỷ hận thù. một niềm tin đích thực luôn mời gọi chúng ta tiếp tục sống quảng đại, yêu thương và tha thứ.

Xin Chúa cho chúng ta cảm nghiệm được sự bình an trong tâm hồn, như phần thưởng Chúa dành cho những ai tin để được thấy và cảm nghiệm được sự hiện diện của Ngài.

 

 

Back To Top