Cầu nguyện liên ANRÊ tiếng Hy lạp có nghĩa là…
Mỗi chúng ta là một Madalêna mới của hôm nay
11.4 Thứ Ba trong tuần Bát Nhật Lễ Phục Sinh
Cv 2:36-41; Tv 33:4-5,18-19,20,22; Ga 20:11-18
Mỗi chúng ta là một Madalêna mới của hôm nay
Trong Tin mừng hôm nay, thánh Gioan mời gọi chúng ta đi vào tâm tình của Maria Mađalêna, người phụ nữ được diễm phúc nhận ra Chúa ngay trong buổi sáng đầu tiên đi viếng mộ.
Sự hiện diện của Đấng Phục sinh mà Maria Mađalêna cảm nhận được không phải là một sự hiện diện khả giác, nhưng chỉ có đôi mắt đức tin mới có thể nhận ra Ngài. Ngài muốn để cho ai nhận ra Ngài, và nhận ra khi nào là tùy ý muốn của Ngài, do đó, mầu nhiệm Phục Sinh là đối tượng của niềm tin hơn là những lý chứng. Đây là cảm nghiệm mà Maria Mađalêna có được vào buổi sáng ngày Phục sinh: bà không thấy gì ngoài ngôi mộ trống. Chúa Kitô Phục sinh không xuất hiện như Đấng mà bà đã từng gặp gỡ, mà như một người làm vườn xa lạ, thế nhưng sự hiện diện của Đấng Phục Sinh đã có sứ làm bật ra một lời tuyên xưng đầy xác tín và một niềm vui khôn tả.
Chúa Kitô hôm qua, hôm nay và mãi mãi vẫn là một Chúa Kitô Phục Sinh mà bà Maria Mađalêna đã nhận ra dưới hình dạng của một người làm vườn xa lạ, cũng chính là Chúa Kitô Phục Sinh đang đến với chúng ta trong giây phút hiện tại. Ngôi mộ trống bà Manh Mađalêna đã thấy vào buổi sáng Phục Sinh là biểu tượng của biết bao mất mát và trống vắng, mà chúng ta đang trải qua trong cuộc sống mỗi ngày. Cũng như Maria Mađalêna, với cái nhìn hoàn toàn trần tục, chúng ta chỉ nhận thấy những trống vắng, đổ vỡ, mất mát, nhưng dối với đôi mắt dực tin, chúng ta được mời gọi để nhận những dấu chứng hiện diện của chính Đấng Phục Sinh. Người làm vườn vô danh mà Maria Mađalêna đã nhận diện được như chính Thầy chí ái của mình, là hình ảnh của mỗi người chúng ta gặp gỡ từng ngày. Trong mầu nhiệm phục sinh, mỗi tiếp xúc với tha nhân đối với chúng ta cũng phải là một gặp gỡ với Đấng Phục sinh.
Niềm tin và sự gặp gỡ của con người với Ðấng Phục Sinh thường đến sau những đổ vỡ, mất mát, thất bại và khổ đau. Ðiều này đã diễn ra với hầu hết các môn đệ của Chúa Giêsu. Vào giữa lúc họ buồn bã quay về làng cũ, họ gặp Ngài. Vào giữa lúc họ từ bỏ con đường đi theo Ngài để trở về sau chuyến bôn ba của cuộc sống, Ngài đến với họ. Ngài cũng đến với họ khi họ giam mình trong sợ hãi, buồn phiền. Maria Mađalêna cũng được gặp Ngài giữa tiếng khóc than. Chính lúc bà tưởng mình đã mất tất cả, Ngài đã đến với bà.
Quả thật, Ðấng Phục Sinh thường đến với con người vào những lúc bất ngờ nhất và dưới những hình dạng con người không hề chờ đón. Hầu hết trong mọi trường hợp, Ngài đến với họ như người vô danh, một người mà họ không thể nhận ra tức khắc. Phục sinh là một biến cố lịch sử, nhưng không có bất cứ một người nào đã chứng kiến giây phút lịch sử ấy, từ các môn đệ cho đến chúng ta ngày nay. Ðể tin nhận Ngài, con người luôn làm một bước nhảy vọt trong các biến cố của cuộc sống, những biến cố ấy thường là những mất mát, thất bại và khổ đau. Cần phải trải qua đau khổ để đến vinh quang, đó là định luật của niềm tin, phép rửa nhờ đó chúng ta trở thành tín hữu Kitô, không đương nhiên biến chúng ta thành những người thông minh đĩnh đạc hay may mắn thịnh vượng hơn người. Nhưng chúng ta phải xem mình là những người may mắn nhất, bởi vì giữa tăm tối của cuộc sống, chúng ta vẫn còn nhận ra được ánh sáng; giữa những đổ vỡ, mất mát, thất bại và khổ đau, chúng ta vẫn tiếp tục tin tưởng.
Kinh Thánh trình bày việc Chúa sống lại bằng sự kiện: Chúa hiện ra với chị Maria Madalêna. Đó là ngày thứ ba sau vụ xử án đóng đinh Chúa. Các phụ nữ đã từng có mặt bên thập giá (Mc 15,47 Gio 19,25) rủ nhau đi đến mồ theo thói quen để xức thuốc thơm (Mc 16,1). Thánh sử Gioan kể Maria Madalena như một nhân vật chính. Có lẽ chị là người hoạt động nhất. Chị đến mồ khi trời còn tối (Mc 16,2: Mặt trời mọc tang tảng sáng), để thăm mộ và để tỏ ra mình còn đang chịu đại tang như phong tục ấy.
Khi đến mồ thì thấy mồ mở toang, khối đá lăn qua một bên, chị lo lắng thêm và quên hết lời Kinh thánh chính Chúa đã tiên báo cuộc Phục sinh (Mt 16,21-23. Mc 8,17-21. Mt 18,31-34) càng chìm sâu vào nỗi ưu phiền. Lập tức, chị nghĩ xác Chúa bị ăn cắp. Chị nghĩ sao người ta còn hành hạ Ngài tới tận nấm mồ nữa kia (c.13). Không tìm gì hơn nữa, Maria vụt chạy về báo cho các môn đệ (20,2). Hai môn đệ yêu dấu bỏ chạy (Gio 1,37-40) đi tới mộ. Họ là nhân chứng xác thực cho sự kiện mộ trống (Mt 27,64.28,12-15). Họ ra về mà không nói chi cho Maria cả. Chị trở lại mộ và khóc ròng (c.11). Nước mắt chị chứng tỏ lòng quyến luyến xâu xa, thương mến ngút ngàn. Nhưng đây không phải là nơi trào đổ những giọt lệ trần thế. Có thể những giọt nước mắt mờ không cho chị nhận ra Chúa Phục sinh.
Mặc dù được hai thiên sứ cho biết mà chị vẫn chưa tin được. Hai vị mặc áo trắng toát như thói quen của nhân vật thiên quốc (Mc 9,3.16,5 Sđcv 1,10. Kh 3,4) ngồi đúng nơi an táng Chúa (Lc 24,4). Dấu đó đáng lẽ đủ cho Maria hiểu việc Chúa Phục sinh, nhưng cũng như Matta khó hiểu vì em mình sống lại (Gio 11,23-24), cũng như hai môn đệ Emmau (Lc 24,16), Maria không thể nhận ra Chúa vì bà đang ở trong thửa vườn, nên chị tưởng đâu là bác làm vườn nào đó. Nhưng khi Chúa gọi đúng tên chị với giọng quen thuộc như Ngài đã gọi đúng tên Nathanael, Giakêu (Gio 1,47. Lc 19,5). Lúc ấy, Maria mắt sáng lên “Lạy Thầy” (c.16) Maria tưởng đâu Chúa trở về sống giữa họ như xưa.
Chị Maria không giấu nổi nỗi vui mừng tràn ngập, chị ôm chầm lấy chân Chúa như phong tục lúc ấy. Nhưng đây không phải là Chúa trở về mà là Chúa đến (Gal 14,3. 18,23. 1,16). Nhưng Chúa nói: “Đừng chạm vào Ta, vì Ta chưa về…” (c.17). Đây là một kiểu nói để Maria đừng bấu víu vào quan niệm về Ngài trong lãnh vực trần thế nữa. Thực ra Ngài đã về trời rồi, vì cái chết của Chúa có nghĩa là về trời, là thăng thiên.
Ngoài ra chữ “đừng chạm đến ra”, theo P. Jouen có nghĩa là mệnh lệnh truyền giáo, hãy để đó đi loan báo Tin Mừng cho anh em. Hãy chia vui cùng kẻ vui. Niềm vui được nhiều người chia sẻ càng lớn lao. Cho nên không phải là Chúa không cho phép chạm vào Chúa theo phong tục của Đông phương vì Tôma cũng đã được làm thế (Gio 20,28). Cho nên câu Chúa nói “Đừng chạm… vì Ta chưa về cùng Cha…” (c.17): Chúa chưa dứt khoát về Trời đâu, Chúa chưa bỏ trần gian ngay đâu mà lo, đừng sợ mất Ngài. Vậy hãy đi loan báo cho các tông đồ đang lúc họ tuyệt vọng trong một căn phòng đóng kín mít để họ lấy lại sức mạnh và lòng tin.
Mỗi chúng ta là một Madalêna mới của hôm nay. Nhờ đức tin, chúng ta đã nắm được Chúa Kitô vững chắc hơn Madalêna nữa. Vậy hãy ra đi vào cuộc sống mà loan truyền sự sống của Chúa cho anh em.
Cv 2:36-41; Tv 33:4-5,18-19,20,22; Ga 20:11-18
Mỗi chúng ta là một Madalêna mới của hôm nay
Trong Tin mừng hôm nay, thánh Gioan mời gọi chúng ta đi vào tâm tình của Maria Mađalêna, người phụ nữ được diễm phúc nhận ra Chúa ngay trong buổi sáng đầu tiên đi viếng mộ.
Sự hiện diện của Đấng Phục sinh mà Maria Mađalêna cảm nhận được không phải là một sự hiện diện khả giác, nhưng chỉ có đôi mắt đức tin mới có thể nhận ra Ngài. Ngài muốn để cho ai nhận ra Ngài, và nhận ra khi nào là tùy ý muốn của Ngài, do đó, mầu nhiệm Phục Sinh là đối tượng của niềm tin hơn là những lý chứng. Đây là cảm nghiệm mà Maria Mađalêna có được vào buổi sáng ngày Phục sinh: bà không thấy gì ngoài ngôi mộ trống. Chúa Kitô Phục sinh không xuất hiện như Đấng mà bà đã từng gặp gỡ, mà như một người làm vườn xa lạ, thế nhưng sự hiện diện của Đấng Phục Sinh đã có sứ làm bật ra một lời tuyên xưng đầy xác tín và một niềm vui khôn tả.
Chúa Kitô hôm qua, hôm nay và mãi mãi vẫn là một Chúa Kitô Phục Sinh mà bà Maria Mađalêna đã nhận ra dưới hình dạng của một người làm vườn xa lạ, cũng chính là Chúa Kitô Phục Sinh đang đến với chúng ta trong giây phút hiện tại. Ngôi mộ trống bà Manh Mađalêna đã thấy vào buổi sáng Phục Sinh là biểu tượng của biết bao mất mát và trống vắng, mà chúng ta đang trải qua trong cuộc sống mỗi ngày. Cũng như Maria Mađalêna, với cái nhìn hoàn toàn trần tục, chúng ta chỉ nhận thấy những trống vắng, đổ vỡ, mất mát, nhưng dối với đôi mắt dực tin, chúng ta được mời gọi để nhận những dấu chứng hiện diện của chính Đấng Phục Sinh. Người làm vườn vô danh mà Maria Mađalêna đã nhận diện được như chính Thầy chí ái của mình, là hình ảnh của mỗi người chúng ta gặp gỡ từng ngày. Trong mầu nhiệm phục sinh, mỗi tiếp xúc với tha nhân đối với chúng ta cũng phải là một gặp gỡ với Đấng Phục sinh.
Niềm tin và sự gặp gỡ của con người với Ðấng Phục Sinh thường đến sau những đổ vỡ, mất mát, thất bại và khổ đau. Ðiều này đã diễn ra với hầu hết các môn đệ của Chúa Giêsu. Vào giữa lúc họ buồn bã quay về làng cũ, họ gặp Ngài. Vào giữa lúc họ từ bỏ con đường đi theo Ngài để trở về sau chuyến bôn ba của cuộc sống, Ngài đến với họ. Ngài cũng đến với họ khi họ giam mình trong sợ hãi, buồn phiền. Maria Mađalêna cũng được gặp Ngài giữa tiếng khóc than. Chính lúc bà tưởng mình đã mất tất cả, Ngài đã đến với bà.
Quả thật, Ðấng Phục Sinh thường đến với con người vào những lúc bất ngờ nhất và dưới những hình dạng con người không hề chờ đón. Hầu hết trong mọi trường hợp, Ngài đến với họ như người vô danh, một người mà họ không thể nhận ra tức khắc. Phục sinh là một biến cố lịch sử, nhưng không có bất cứ một người nào đã chứng kiến giây phút lịch sử ấy, từ các môn đệ cho đến chúng ta ngày nay. Ðể tin nhận Ngài, con người luôn làm một bước nhảy vọt trong các biến cố của cuộc sống, những biến cố ấy thường là những mất mát, thất bại và khổ đau. Cần phải trải qua đau khổ để đến vinh quang, đó là định luật của niềm tin, phép rửa nhờ đó chúng ta trở thành tín hữu Kitô, không đương nhiên biến chúng ta thành những người thông minh đĩnh đạc hay may mắn thịnh vượng hơn người. Nhưng chúng ta phải xem mình là những người may mắn nhất, bởi vì giữa tăm tối của cuộc sống, chúng ta vẫn còn nhận ra được ánh sáng; giữa những đổ vỡ, mất mát, thất bại và khổ đau, chúng ta vẫn tiếp tục tin tưởng.
Kinh Thánh trình bày việc Chúa sống lại bằng sự kiện: Chúa hiện ra với chị Maria Madalêna. Đó là ngày thứ ba sau vụ xử án đóng đinh Chúa. Các phụ nữ đã từng có mặt bên thập giá (Mc 15,47 Gio 19,25) rủ nhau đi đến mồ theo thói quen để xức thuốc thơm (Mc 16,1). Thánh sử Gioan kể Maria Madalena như một nhân vật chính. Có lẽ chị là người hoạt động nhất. Chị đến mồ khi trời còn tối (Mc 16,2: Mặt trời mọc tang tảng sáng), để thăm mộ và để tỏ ra mình còn đang chịu đại tang như phong tục ấy.
Khi đến mồ thì thấy mồ mở toang, khối đá lăn qua một bên, chị lo lắng thêm và quên hết lời Kinh thánh chính Chúa đã tiên báo cuộc Phục sinh (Mt 16,21-23. Mc 8,17-21. Mt 18,31-34) càng chìm sâu vào nỗi ưu phiền. Lập tức, chị nghĩ xác Chúa bị ăn cắp. Chị nghĩ sao người ta còn hành hạ Ngài tới tận nấm mồ nữa kia (c.13). Không tìm gì hơn nữa, Maria vụt chạy về báo cho các môn đệ (20,2). Hai môn đệ yêu dấu bỏ chạy (Gio 1,37-40) đi tới mộ. Họ là nhân chứng xác thực cho sự kiện mộ trống (Mt 27,64.28,12-15). Họ ra về mà không nói chi cho Maria cả. Chị trở lại mộ và khóc ròng (c.11). Nước mắt chị chứng tỏ lòng quyến luyến xâu xa, thương mến ngút ngàn. Nhưng đây không phải là nơi trào đổ những giọt lệ trần thế. Có thể những giọt nước mắt mờ không cho chị nhận ra Chúa Phục sinh.
Mặc dù được hai thiên sứ cho biết mà chị vẫn chưa tin được. Hai vị mặc áo trắng toát như thói quen của nhân vật thiên quốc (Mc 9,3.16,5 Sđcv 1,10. Kh 3,4) ngồi đúng nơi an táng Chúa (Lc 24,4). Dấu đó đáng lẽ đủ cho Maria hiểu việc Chúa Phục sinh, nhưng cũng như Matta khó hiểu vì em mình sống lại (Gio 11,23-24), cũng như hai môn đệ Emmau (Lc 24,16), Maria không thể nhận ra Chúa vì bà đang ở trong thửa vườn, nên chị tưởng đâu là bác làm vườn nào đó. Nhưng khi Chúa gọi đúng tên chị với giọng quen thuộc như Ngài đã gọi đúng tên Nathanael, Giakêu (Gio 1,47. Lc 19,5). Lúc ấy, Maria mắt sáng lên “Lạy Thầy” (c.16) Maria tưởng đâu Chúa trở về sống giữa họ như xưa.
Chị Maria không giấu nổi nỗi vui mừng tràn ngập, chị ôm chầm lấy chân Chúa như phong tục lúc ấy. Nhưng đây không phải là Chúa trở về mà là Chúa đến (Gal 14,3. 18,23. 1,16). Nhưng Chúa nói: “Đừng chạm vào Ta, vì Ta chưa về…” (c.17). Đây là một kiểu nói để Maria đừng bấu víu vào quan niệm về Ngài trong lãnh vực trần thế nữa. Thực ra Ngài đã về trời rồi, vì cái chết của Chúa có nghĩa là về trời, là thăng thiên.
Ngoài ra chữ “đừng chạm đến ra”, theo P. Jouen có nghĩa là mệnh lệnh truyền giáo, hãy để đó đi loan báo Tin Mừng cho anh em. Hãy chia vui cùng kẻ vui. Niềm vui được nhiều người chia sẻ càng lớn lao. Cho nên không phải là Chúa không cho phép chạm vào Chúa theo phong tục của Đông phương vì Tôma cũng đã được làm thế (Gio 20,28). Cho nên câu Chúa nói “Đừng chạm… vì Ta chưa về cùng Cha…” (c.17): Chúa chưa dứt khoát về Trời đâu, Chúa chưa bỏ trần gian ngay đâu mà lo, đừng sợ mất Ngài. Vậy hãy đi loan báo cho các tông đồ đang lúc họ tuyệt vọng trong một căn phòng đóng kín mít để họ lấy lại sức mạnh và lòng tin.
Mỗi chúng ta là một Madalêna mới của hôm nay. Nhờ đức tin, chúng ta đã nắm được Chúa Kitô vững chắc hơn Madalêna nữa. Vậy hãy ra đi vào cuộc sống mà loan truyền sự sống của Chúa cho anh em.