Cầu nguyện liên ANRÊ tiếng Hy lạp có nghĩa là…
Lạc quan
23 14 X Thứ Sáu Tuần XVI Thường Niên.
(Tr) Thánh Bi-git-ta, Nữ tu.
Xh 20,1-17; Mt 13,18-23.
Lạc quan
Người phụ nữ kính sợ Chúa sẽ được ca tụng, con cái bà khen ngợi bà diễm phúc, và chồng bà cũng ca tụng bà (Cn 31.30.28 ). Thánh nữ Brigitta là một góa phụ đã sống hết mình vì Chúa Kitô. Người đã dưỡng dục, giáo huấn tám người con luôn biết sống theo giới luật của Chúa và tuân theo ý của Ngài.
Thánh Brigitta sinh năm 1303 tại Thụy Điển trong một gia đình có thế giá và rất bậc đạo đức. Được đào tạo trong bầu khí thánh thiện, đạo đức, thánh nhân sớm cảm nghiệm tình thương của Chúa: Ngài ham thích, say mê chiêm ngắm và suy nghĩ về cuộc thương khó của Chúa Giêsu.
Lớn lên, vâng lệnh song thân, thánh nữ kết hôn với quận công miền Névécie, tên Ulf Gusmarsson. Thánh nhân đã sống đời gương mẫu bằng lời nói, bằng lời cầu nguyện, Ngài đã khôn ngoan, khéo léo lôi cuốn người chồng sống tột đỉnh các nhân đức. Thánh nhân cũng là người mẹ rất đạo đức khôn ngoan đã giúp đỡ, giáo dục đoàn con luôn biết yêu thương kẻ khó nghèo. Chồng của thánh Brigitta vào dòng Citeaux và chết ít lâu sau đó, thánh nhân đã bắt đầu sống đời sống rất khắc khổ vào năm 1344.
Thánh nhân được Thiên Chúa yêu thương, đã sống một cuộc đời rất khó nghèo, Thiên Chúa đã mạc khải vén lộ cho Ngài rất nhiều điều bí nhiệm. Thánh nhân đã lập một dòng ở Vadsténa theo luật dòng Saint-Sauveur. Thánh Brigitta đã hành hương Roma và trở về thì Ngài mắc một chứng bệnh nan y. Năm 1373 sau một năm vật lộn với bạo bệnh, thánh nhân đã trút hơi thở cuối cùn và trở về với chúa trong an bình.
Sau thời gian sống hết mình vì Chúa, Ngài đã được Thiên Chúa yêu thương làm nhiều phép lạ qua bàn tay của Ngài. Thánh Bônifaciô IX đã nâng Ngài lên bậc hiển thánh vào ngày 7 tháng 10 năm 1391. Lạy Thiên Chúa từi bi nhân hậu, Chúa đã tỏ cho thánh Brigitta những bí nhiệm cao sâu trên trời khi thánh nữ suy niệm cuộc khổ nạn của Đức Kitô con Chúa. Xin cho chúng con d9ượic vui mừng hoan hỷ trong ngày Đức Kitô ngự đến vinh quang (Lời nguyện nhập lễ, lễ thánh Brigitta, nữ tu).
Nếu nói theo nhãn quan của những người canh tác ruộng nương thì người đi gieo hạt giống trong dụ ngôn hôm nay là một người làm ruộng nghiệp dư. Bởi lẽ chẳng nông dân trần thế nào lại muốn tốn hạt giống, để liều lĩnh gieo hạt vào những nơi xem ra không thể mang lại kết quả khả quan được! Gieo bên vệ đường, gieo nơi sỏi đá, gieo vào bụi gai thì làm sao hạt giống có thể phát triển mà sinh bông kết trái được?
Nhưng. Khi bước qua lãnh vực tâm linh mà nhìn nhận thì chúng ta thấy Chúa quả là Người gieo giống rất hào phóng, nhân lành và lòng đầy tình thương. Thật vậy. Lời Chúa là hạt giống đã được Đức Giê su gieo vào thế gian cho mọi người, không phân biệt màu da, sắc tộc, không phân biệt ngôn ngữ, văn hóa…Nhưng hạt giống ấy có phát triển và sinh hoa kết quả được hay không lại là do thái độ cũng như tâm tình của người lãnh nhận.
Lời Chúa hôm nay là dịp để chúng ta nhìn lại bản thân mình. Để xác định xem mình là loại thuở đất nào khi hạt giống Lời Chúa được gieo vào? Vệ đường, sỏi đá hay bụi gai?
Đích thân Chúa Giê-su giải thích rằng hạt giống trong dụ ngôn chính là Lời Chúa, hạt giống Lời Chúa. Hẳn rằng mọi hạt giống này đều có phẩm chất tốt, có sức ban sự sống, được gieo cùng thời điểm và từ một người gieo là Chúa Giê-su. Nhưng kết quả thì khác nhau: hạt thì bị quỷ dữ lấy đi, hạt thì khô héo ở trên đá sỏi, hạt thì chết nghẹt trong bụi gai; chỉ có những hạt rơi vào đất tốt thì sinh hoa kết quả đáng mừng. Dụ ngôn ngầm ý rằng kết quả khác biệt như thế là do từng loại đất, nghĩa là do điều kiện tâm hồn, do cách thế đón nhận Lời Chúa của từng người khác nhau.
Lời Chúa ban sự sống, sức mạnh cho những tâm hồn biết rộng mở và đón nhận. Và Lời Chúa sẽ vô ích cho những tâm hồn chai cứng, sỏi đá, nông cạn… Nơi mỗi người nếu như có nhiều những gai góc bóp nghẹt, sỏi đá cằn khô thì làm sao Lời Chúa sinh trưởng được. Trong thế giới này có quá nhiều sỏi đá làm bóp nghẹt sự sống con người: phá thai, tham nhũng, giết người,… khiến cho nhiều người không thể kiềm chế bản thân dẫn đến những đam mê bất chính, tội lỗi, trụy lạc…
Bổn phận của những Kitô hữu chúng ta cần biết lắng nghe và thực thi Lời Chúa, và cầu nguyện không ngừng để ma quỷ không cướp mất Lời đã được gieo vào lòng mỗi người.
Chúa Giêsu dường như muốn gieo chính niềm lạc quan ấy vào tâm hồn các môn đệ khi đưa ra dụ ngôn người gieo giống: có hạt rơi bên vệ đường, có hạt rơi trên đá sỏi, có hạt rơi vào bụi gai, nhưng kết quả của mùa gặt vẫn gấp trăm, gấp ngàn. Qua muôn thế hệ, hạt giống Nước Trời vẫn được gieo vãi: có hạt rơi vào vệ đường, sỏi đá, bụi gai của những chống đối và bách hại, hạt giống ấy vẫn nẩy mầm tươi tốt sinh nhiều bông hạt. Người môn đệ Chúa Giêsu luôn tiếp tục gieo vãi hạt giống Lời Chúa, họ luôn được mời gọi đặt trọn niềm tin vào Thiên Chúa và kiên trì, dù thành công hay thất bại. Trong thư 1Cor. thánh Phaolô đã diễn tả đúng tinh thần lạc quan và kiên trì của người gieo giống: “Tôi trồng, Apollô tưới, nhưng Thiên Chúa cho mọc lên”.
Vệ đường, sỏi đá, bụi gai vẫn tiếp tục cản trở công việc gieo trồng, nhưng người nông dân của Nước Trời không vì thế mà bỏ cuộc. Có những gieo vãi qui mô ồ ạt, nhưng cũng có những gieo vãi âm thầm: âm thầm trong thinh lặng hằng ngày, âm thầm trong những khước từ, âm thầm trong những bách hại dưới mọi hình thức, nhưng đó vẫn là sự âm thầm cơ bản nhất trong bất cứ sự gieo vãi nào, hay nói theo Ðức Phaolô VI trong Tông huấn Loan Báo Tin Mừng: đó là một sự công bố thinh lặng Tin Mừng, nhưng rất hiệu nghiệm.