Cầu nguyện liên ANRÊ tiếng Hy lạp có nghĩa là…
TRỞ NÊN MÔN ĐỆ ĐÍCH THỰC
25.7 Thánh Giacôbê, Tông Đồ
Gr 2:1-3,7-8,12-13; Tv 36:6-7,8-9,10-11; Mt 13:10-17
TRỞ NÊN MÔN ĐỆ ĐÍCH THỰC
Trong danh sách mười hai Tông đồ mà Chúa chọn, có hai người cùng mang tên là Giacôbê, một người là anh của Thánh Gioan viết Phúc âm, con ông Giêbêđê và một người là con của ông Alphê. Để phân biệt hai Tông đồ này, người ta gọi Thánh Giacôbê Tông đồ hậu và Giacôbê Tông đồ tiền. Phụng vụ vào ngày 25 tháng 7 hằng năm cử hành lễ kính Thánh Giacôbê Tông đồ Tiền.
Thánh Giacôbê xuất thân trong một gia đình ngư phủ tương đối khá giả tại Betsaiđa, thân sinh là ông Giêbêđê có người làm thuê (Mc 1, 19-20). Cũng theo Tin mừng của Marcô thì Giacôbê là một trong bốn môn đệ được Chúa gọi đầu tiên tại biển hồ Galilêa (Mc 1, 16-20).
Trong những biến cố quan trọng của cuộc đời Đức Giêsu, vị Tông đồ này luôn có mặt, ông đã chứng kiến phép lạ Chúa chữa nhạc mẫu Phêrô khỏi bệnh (Mt 1, 29-31), con gái ông Giairô sống lại (Mc 5, 37-43), Chúa biến hình trên núi (Mc 9,2-8), và lúc Chúa Giêsu hấp hối ở vười Gietsimani (Mt 26,37). Hai anh em Giacôbê và Gioan được Chúa đặt cho một biệt hiệu khá “kêu” là: ”Boanergès” có nghĩa là con sấm sét (Mc 3,17). Chắc cũng vì cá tính của Giacôbê hơi nóng nảy khi cùng với Chúa Giêsu đi vào làng Samari và dân làng không đón tiếp. Thấy vậy, Giacôbê và Gioan cùng đề nghị với Chúa rằng: ”Thưa Thầy, Thầy có muốn chúng con khiến lửa từ trời xuống thiêu hủy chúng nó không?” (Lc 9, 54).
Theo sách Công vụ kể lại thì có thể Thánh Giacôbê chịu tử đạo dưới thời vua Hêrôđê Agrippa I, vào cuối thế kỷ thứ II, khỏang năm 44: ”Thời kỳ ấy, vua Hêrôđê ra tay ngược đãi một số người trong Hội thánh. Nhà vua đã cho chém đầu ông Giacôbê là anh ông Gioan” (Cv 12,1-2). Đây là thời kỳ bách hại các Kitô hữu rất dữ dội, trong suốt ba thế kỷ đầu và chỉ tạm lắng xuống sau sắc chỉ Milan của hòang đế Constantianop vào năm 313. Giáo hội phương tây mừng kính Ngài từ thế kỷ thứ VIII. Các Giáo hội theo nghi lễ Copte và Byzantin thì mừng lễ Ngài sớm hơn vào một ngày gần lễ Phục sinh.
Khi xin Chúa Giêsu cho được ngồi bên hữu và bên tả của Ngài, Giacôbê đã được Chúa báo trước cuộc tử đạo mà những ai muốn theo Chúa phải đón nhận. Chén đắng cùng với mũ triều thiên vinh quang trong nước trời. Bài giảng của Thánh Gioan Kim Khẩu đã làm sáng tỏ chén đắng mà Chúa Giêsu uống, khi Người trao lại cho Thánh nhân, và Giacôbê sẵng sàng đón nhận: ”ngay từ phút đầu tiên, Người đã cháy lửa nhiệt tình, và trong sự khinh chê lạ thường các lợi lộc trần gian, Người đã tiến tới đỉnh cao đến độ tức thời bị đem đi giết”
Muốn có tinh thần phục vụ như Đức Giêsu, người ấy phải được Chúa ở cùng, cụ thể phải được hiệp thông Thánh Thể, vì chỉ có Chúa Giêsu Thánh Thể mới ban cho ta nghị lực thực thi giáo huấn Ngài dạy để làm lớn trong Nước Thiên Chúa. Ngài nói : “Anh em biết: thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. Giữa anh em thì không được như vậy: Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em. Và ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em. Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mt 20,25-28 : Tin Mừng). Đức Giêsu đã sống Lời Ngài dạy để làm gương cho các môn đệ, nó cũng đã trở thành “chén đắng” làm Ngài run sợ đến toát mồ hôi máu, nên xin với Chúa Cha “cất chén ấy đi, nhưng đừng theo ý Con, một theo ý Cha” (x Lc 22,39-46).
Tông Đồ Phaolô biết mình là người yếu đuối, đầy bất xứng, nhưng nhờ ông có Chúa ở cùng, được trở nên đồng hình đồng dạng với Ngài (x Gl 2,20), ông lại trở nên mẫu người phục vụ như Thầy Giêsu đã dạy, ông nói với giáo đoàn Corinthô : “Chúng tôi mang sứ vụ Tông Đồ nơi mình như chứa đựng kho tàng trong những bình sành, để chứng tỏ quyền năng phi thường phát xuất từ Thiên Chúa, chứ không phải từ chúng tôi. Chúng tôi bị dồn ép tư bề, nhưng không bị đè bẹp; hoang mang, nhưng không tuyệt vọng; bị ngược đãi, nhưng không bị bỏ rơi; bị quật ngã, nhưng không bị tiêu diệt. Chúng tôi luôn mang nơi thân mình cuộc thương khó của Đức Giêsu, để sự sống của Đức Giêsu cũng được biểu lộ nơi thân mình chúng tôi. Thật vậy, tuy sống, chúng tôi hằng bị cái chết đe doạ vì Đức Giêsu, để sự sống của Đức Giêsu cũng được biểu lộ nơi thân xác phải chết của chúng tôi. Như thế, sự chết hoạt động nơi chúng tôi, còn sự sống thì lại hoạt động nơi anh em. Quả thật, chúng tôi biết rằng Đấng đã làm cho Chúa Giêsu trỗi dậy cũng sẽ làm cho chúng tôi được trỗi dậy với Chúa Giêsu, và đặt chúng tôi bên hữu Người cùng với anh em (đạt quyền cao chức cả). Thật vậy, tất cả những điều ấy xảy ra là vì anh em. Như thế, ân sủng càng dồi dào, thì càng có đông người hơn dâng lên Thiên Chúa muôn ngàn lời cảm tạ, để tôn vinh Người”
Đã có những phút giây Giacôbê vì yếu đuối như các tông đồ khác, như khi ngủ vùi khi Chúa Giêsu trải qua cơn hấp hối hay như việc ông trốn chạy trước cuộc khổ nạn của Thầy. Tuy nhiên, sau khi gặp gỡ Đấng phục sinh, nhất là sau ngày lễ Hiện Xuống, Giacôbê đã thực hiện lời hứa của Ngài, trở thành vị tông đồ đầu tiên lấy máu đào làm chứng đức tin và tình mến của mình vào thế kỷ II. Theo sách Công vụ kể lại thì có thể Thánh Giacôbê chịu tử đạo dưới thời vua Hêrôđê Agrippa I, vào cuối thế kỷ thứ II, khoảng năm 44: “Thời kỳ ấy, vua Hêrôđê ra tay ngược đãi một số người trong Hội thánh. Nhà vua đã cho chém đầu ông Giacôbê là anh ông Gioan” (Cv 12,1-2). Đây là thời kỳ bách hại các Kitô hữu rất dữ dội, trong suốt ba thế kỷ đầu và chỉ tạm lắng xuống sau sắc chỉ Milan của hòang đế Constantianop vào năm 313.
Quả thực, khi xin Chúa Giêsu cho được ngồi bên hữu và bên tả của Ngài, Giacôbê đã được Chúa báo trước cuộc tử đạo mà những ai muốn theo Chúa phải đón nhận. Chén đắng cùng với mũ triều thiên vinh quang trong nước trời. Bài giảng của Thánh Gioan Kim Khẩu đã làm sáng tỏ chén đắng mà Chúa Giêsu uống, khi Người trao lại cho thánh nhân, và Giacôbê sẵng sàng đón nhận: “Ngay từ phút đầu tiên, Người đã cháy lửa nhiệt tình, và trong sự khinh chê lạ thường các lợi lộc trần gian, Người đã tiến tới đỉnh cao đến độ tức thời bị đem đi giết”
Mỗi người chúng ta được Chúa mời gọi hãy trở nên người môn đệ đích thực của Chúa, sống theo gương của Chúa: khiêm tốn và phục vụ. Ý thức là người tông đồ truyền giáo, chúng ta sẵn sàng hy sinh phục vụ công cuộc của Giáo Hội hôm nay là ra đi Loan báo Tin Mừng cho mọi người. Dù bất cứ ở đâu, trong bất cứ môi trường sống nào, chúng ta hãy lấy tinh thần khiêm tốn như Chúa dạy để đối xử tốt với nhau, và xa tránh thái độ ích kỷ, ghen tương, đố kỵ, ghen ghét nhau.