18.9 Thứ Tư trong tuần thứ Hai Mươi-Tư Mùa Quanh…
Nộp Thuế Cho Ðền Thờ
9.8 Thứ Hai tuần XIX TN
Mt 17, 22-27
Nộp Thuế Cho Ðền Thờ
Vừa biểu tỏ vinh quang và uy quyền Thiên Chúa qua cuộc biến hình và trừ quỷ (Mt 17, 1-8.1-20), Chúa Giêsu về với phận làm con trong kiếp nhân sinh. Ngài bình thản báo cho môn đệ biết con đường phía trước. Ngài chủ động đi trên con đường này bằng tất cả tự do của người con thảo hiếu với Chúa Cha mặc dù Ngài có quyền hy sinh và có quyền lấy lại mạng sống mình (Ga 10, 18).
Là con người, là công dân, Chúa Giêsu sử dụng tự do với ý thức vì, với và cho người khác. Ngài dùng tự do của mình để đón nhận quy luật trần gian và tuân thủ việc đóng thuế nhằm tránh gây cớ vấp phạm cho người khác. Cho hay, tự do của Chúa Giêsu là tự do của một người con luôn hướng về Cha mình với tất cả lòng thảo hiếu và vâng phục, sẵn sàng làm tất cả để tỏ lộ tình yêu dành cho Cha, để làm vui lòng Cha.
Vào thời Chúa Giêsu, người Do thái không những phải đóng thuế cho nhà nước tức là thuế dân sự, mà còn phải đóng thuế cho Ðền thờ nữa: ngoại trừ đàn bà, các thiếu niên và các nô lệ, tất cả những ai từ 20 tuổi trở lên đều phải nộp thuế để bảo trì và tu sửa Ðền thờ Giêrusalem.
Câu chuyện trong Tin Mừng hôm nay xẩy ra vào khoảng tháng 10, năm thứ hai cuộc đời rao giảng của Chúa Giêsu, tức là ít lâu sau biến cố Chúa Giêsu biến hình trên núi Thabor. Chúa Giêsu và các môn đệ trở lại Capharnaum, và ở đó, những người thu thuế đến yêu cầu Phêrô nộp thuế. Dĩ nhiên là Phêrô sẵn sàng nộp thuế.
Ca-phac-na-um là một thành miền Ga-li-lê. Khi Chúa Giêsu và các môn đệ đến thành này thì gặp những người thu thuế cho đền thờ. Đây là thuế hàng năm mà mỗi người Do thái đến tuổi, phải đóng thuế cho việc chi tiêu trong Đền thờ. Mỗi người sẽ phải nộp hai quan. Lúc này, Chúa Giêsu là người có danh tiếng và uy thế trong vùng, nên người Do Thái quan tâm và để ý xem Ngài có nộp thuế cho đền thờ không ? có chống lại những qui tắc của đền thờ không ?.
Họ hỏi ông Phêrô “ Thầy các ông không nộp thuế sao? ( c .24 ). Ông Phêrô đáp ngay: Có chứ. Điều này Phêrô khẳng định và xác định mạnh mẽ về danh phận con người của Chúa Giêsu. Ngài là người Do Thái, tuân giữ luật Môsê và nộp thuế đó là chuyện đương nhiên. Phêrô cho rằng ý nghĩ của mình đúng, nên ông trả lời chắc chắn như vậy. Ông không hỏi Chúa Giêsu xem ý Ngài thế nào và ông cũng không trả lời với những người đã hỏi ông : vì sao họ không hỏi trực tiếp Chúa Giêsu. Ông tin vào trực giác, vào cảm nhận của mình về Thầy mình.
Đó là một con người sống trong đất nước Do Thái, sinh trưởng trong phong tục, văn hoá và mang trong mình dòng máu Do Thái, thì ắt hẳn chuyện nộp thuế là chắc chắn rồi. Nhưng khi về tới nhà, Chúa Giêsu hỏi đón ông. Ngài cất lời gợi mở cho ông về thiên tính của Ngài “ Anh nghĩ sao ? Vua chúa trần gian bắt ai nộp thuế ? Con cái hay người ngoài ?. Một câu hỏi chỉ là để xác định cho rõ. Một câu hỏi mà ta thấy ai có trí khôn cũng có thể trả lời được. Và Phêrô thưa chỉ có người ngoài nộp thuế mà thôi. Chúa Giêsu nhấn mạnh làm cho rõ hơn : Vậy con cái được miễn (c. 26). Ở đây Chúa Giêsu giới thiệu mình là Con Thiên Chúa, không cần phải nộp thuế cho đền thờ, nơi Thiên Chúa ngự trị, nơi con người dâng lễ vật lên Thiên Chúa.
Và Đức Giêsu nói tiếp: “Nhưng để khỏi làm gai mắt họ…”. Nếu Chúa Giêsu không nộp thuế theo lập luận Ngài là Con Thiên Chúa, thì người Do Thái sẽ cho Ngài là nói phạm thượng khi tự cho mình là Thiên Chúa. Đây chưa phải là lúc, là giờ mà Ngài bày tỏ chân tính của mình như Ngài ở trước toà Philatô. Lúc ấy Ngài nhận và tự xưng là Đấng Mêsia, là Vua (Lc 23,3) hoặc Ngài đã tuyên xưng mình là Đức Kitô, là Con Thiên Chúa khi vị Thượng tế hỏi Ngài, đến độ ông ta phải xé áo mình ra vì cho rằng đó là lời nói phạm thượng (Mc 14,61-64). Vì chưa đến giờ Ngài về cùng Cha , nên Ngài nói tiếp… Anh ra biển thả câu… bắt cá… lấy bốn quan nộp thuế cho phần Thầy và phần anh. Tình tiết này khiến chúng ta thấy lý thú khi đọc.
Vì sao Chúa Giêsu không lấy tiền trong túi để nộp thuế ? Tại sao con cá có đồng tiền quan lại là con cá câu trước nhất? Qua những vấn đề được đặt ra chúng ta thấy Chúa Giêsu đang tỏ lộ dần thiên tính của Ngài. Ngài như biết trước vận mệnh, những điều xảy ra trong tương lai. Ngài chứng tỏ mình có khả năng trên mọi vật, mọi sự kiện. Tất cả như đang tiến hành theo kế hoạch của Ngài. Ngài là Đấng điều khiển dòng lịch sử này. Ngài là chủ thế giới muôn loài, là chủ lịch sử.
Khi Phêrô về tới nhà, Chúa Giêsu hỏi đón ông: “Simon, con nghĩ sao? Vua chúa trần gian lấy thuế của ai? Con cái mình hay người ngoài? Phêrô đáp: “Thưa, người ngoài. Chúa Giêsu liền bảo thế thì con cái được miễn”. Ðây cũng là một mạc khải, bởi vì qua câu: “Thế thì con cái được miễn”, Chúa Giêsu muốn nói rằng xét về bản tính Thiên Chúa, Ngài không phải nộp thuế;bởi vì qua câu: “Thế thì con cái được miễn”, Chúa Giêsu muốn nói rằng xét về bản tính Thiên Chúa, Ngài không phải nộp thuế; nhưng xét về bản tính loài người, Ngài cũng tuân giữ việc nộp thuế cho Ðền thờ như bất cứ ai.
Tuy nhiên, Ngài nộp thuế bằng một phép lạ: Chúa Giêsu bảo Phêrô đi câu cá, bắt được con cá đầu tiên, trong miệng có một đồng bạc, đủ để nộp thuế cho Ngài và cho Phêrô. Chúa không bảo Giuđa xuất quĩ mà nộp, cũng không bảo các phụ nữ đạo đức dâng cúng, nhưng Ngài đã làm phép lạ để các môn đệ tin vào quyền năng của Ngài.
“Bị nộp” và “nộp thuế” gợi lên những hành động bị bắt buộc. Chúa Giêsu “bị nộp” vào tay người đời và “nộp thuế” cho đền thờ Giê-ru-sa-lem. Những cái nộp này bên ngoài có vẻ là bị bắt buộc, nhưng thực ra là một sự tự nguyện từ bên trong. Chúa Giêsu bị bắt, bị giết không phải vì Người là một tội nhân đáng bị như thế, nhưng đó là điều Người tự nguyện đón nhận để thực hiện trọn vẹn ý muốn của Chúa Cha. Chúa Giêsu chịu nộp thuế không do tư cách Người là một công dân Do Thái có trách nhiệm làm nghĩa vụ đối với đền thờ, bởi vì đền thờ là nhà Thiên Chúa mà Người là Con Thiên Chúa, nhưng Chúa Giêsu tự nguyện nộp thuế để “khỏi làm cớ cho người ta sa ngã.”
Nếu ngày xưa, người Do thái có bổn phận nộp thuế cho Ðền thờ để lo việc phụng sự Nhà Chúa, thì ngày nay trong Giáo Hội cũng có những cách đóng góp hay dâng cúng, đó cũng là một việc thờ phượng và là một sự chia sẻ cho những anh chị em nghèo khó. Chúng ta hãy nhận ra nét đặc biệt trong nhân cách của Chúa, khi hòa nhập vào nếp sống cụ thể của những người đồng thời với Ngài. Mầu nhiệm nhập thể đòi buộc Chúa phải chia sẻ trọn vẹn đời sống con người. Ước gì chúng ta cũng biết noi gương Chúa, chấp nhận như hạt lúa mì rơi xuống đất và chết đi để trổ sinh nhiều hoa trái tốt đẹp.