skip to Main Content

GIẢ THẬT – THẬT GIẢ

25  18  X  Thứ Tư Tuần XXI Thường Niên.

(Tr) Thánh Lu-i.

(Tr) Thánh Giu-se Ca-la-xan (Calasanz), Linh mục.

1Tx 2,9-13; Mt 23,27-32.

GIẢ THẬT – THẬT GIẢ

​          Ở đời thường nhiều lúc chúng ta không biết đâu là giả, đâu là thật. Cái đáng thật thì chúng ta coi là giả, ngược lại cái giả thì chúng ta đinh ninh rằng đó là thật và đấn thân đi theo. “Vàng thau lẫn lộn”; đâu là giả, đâu là thật, ai đứng ra giải thích trong các trường hợp cấp bách, mốn biết cứ phải kiểm chứng sao? Vì vậy cái giả, cái thật trộn lẫn làm cho con người ta mất phương hướng, không biết tin vào ai, không dám đặt niềm tin vào ai.

Tin Mừng hôm nay ghi lại hai lời kết án nữa của Chúa Giêsu chống lại các Luật sĩ và Biệt phái.

Với lời kết án thứ sáu, Chúa Giêsu ví các Luật sĩ và Biệt phái như những mồ mả tô vôi, bên ngoài có vẻ đẹp, nhưng bên trong thì đầy xương người chết và đủ mọi thứ ô uế. Tại Palestina, người dân có thói quen quét vôi trắng các mồ mả, nhất là vào dịp lễ Vượt Qua, để người ta có thể nhận ra và tránh xa khỏi bị nhơ uế ngăn trở cho việc phụng tự. Vẻ đẹp bên ngoài của các mồ mả che dấu thực tại ghê tởm bên trong. Cũng vậy, các Luật sĩ và Biệt phái bên ngoài xem ra là những người công chính, nhưng bên trong thì đầy sự giả hình và tội ác; việc họ giữ luật cách nghiêm nhặt chỉ là tấm màn che đậy một đời sống tương phản với những điểm cốt yếu của Lề Luật Thiên Chúa, đó là sự công bình, lòng bác ái và trung tín.

Trong lời kết án thứ bẩy, Chúa Giêsu tố cáo sự giả hình của các Luật sĩ và Biệt phái: họ xây mồ cho các tiên tri và sửa sang phần mộ những kẻ mà cha ông họ đã sát hại; họ than trách tội ác của cha ông họ trong quá khứ và tự phụ rằng nếu sống vào thời tổ tiên, họ sẽ không hành động như thế; nhưng họ quên rằng họ là con cháu của những kẻ đã sát hại các tiên tri, và giờ đây họ đang đi vào con đường đó bằng việc mưu hại Ngài.

Chúa Giêsu cũng chờ đợi nơi mỗi người chúng ta những thành quả tốt đẹp của việc cải hóa tâm hồn, nếu không, chúng ta cũng sẽ phải lãnh nhận số phận như các Luật sĩ và Biệt phái: cây khô sẽ bị chặt đi và bị ném vào lửa đời đời. Xin Chúa giải thoát chúng ta khỏi sự giả hình, khỏi tính ích kỷ và tự mãn.

​          Từ thuở tạo thiên lập địa tới nay, cái thật cái giả luôn tồn tại song song, có cái thật, chắc chắn sẽ có cái giả và ngược lại. Cái thật thì luôn ở ngoài ánh sáng, cái giả thì ở trong bóng tối. Cái giả luôn luôn đẹp hơn, lộng lẫy hơn và bắt mắt hơn, cái giả thì đẹp về hình thức, cũng như kết cấu vẻ bề ngoài sang trọng. hầu đánh lừa thị hiếu của thiên hạ, làm cho thiên hạ tin rằng đó là thật. Bên cạnh đó cái thật thì không lộng lẫy xa hoa, có thể nói được là xù xì chất phác, không trọng vẻ bề ngoài, nhưng chất chứa một chất lượng tuyệt vời. Nó là thật thì nó luôn đảm bảo chất lượng, luôn làm cho người dùng hay sở hữ nó có thể yên tâm. Có thể nói cái thật thì không thể so sánh được với cái giả, và cuối cùng cái thật luôn là thật, nghĩa là chân lý luôn đúng. Cái giả tàn phai tàn nhanh theo thời gian, cái thật tồn tại vĩnh hằng. Cái giả đánh lừa thị hiếu, cái thật làm thỏa mãn lòng người.

Đó là những thứ đời thường của con người. Trong bài tin mừng hôm nay Chúa Giêsu cũng lên án mạnh mẽ các nhà kinh sư và những kẻ đạo đức giả. Ngài nhắc lại hai lần trong đoạn tin mừng “”Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pha-ri-sêu giả hình!”. Ngài dùng từ “Khốn” để cảnh báo kinh sư và người Pha-ri-sêu. Từ “khốn” nó đối lập với từ “may” “mừng”… Để nói lên một trạng thái không mấy là tốt đối với những người nhận từ này. Có thể nói đây là một lời chúc giữ tới hơn là một lời cảnh báo.

Lời này Chúa Giê su đã dành cho các người biệt phái và Pharisêu, họ là những con người giả dối, hình thức, làm mọi việc để đánh bóng thân xác mình thay vì vinh danh Chúa. Không chỉ bài tin mừng hôm nay, các bài tin mừng mấy ngày trước Chúa Giêsu cũng nặng lời với họ. Tin mừng ngày thứ hai Chúa cũng nói “Khốn cho các người, những kẻ dẫn đường mù quáng!. Và chúng ta đọc trong các tin mừng, chúng ta không khó để tìm ra những từ mà Chúa đã lên án những người Pha-ri-siêu.

​          Chúng ta đang sống trong một thế giới văn minh, hiện đại, cái mà con người đang phải đối mặt đó là sự giả dối. Con người càng phát triển, sự giả dối càng tinh vi hơn, khó nhận biết hơn và chắc chắn mọi người mắc phải nhiều hơn. Không chỉ trên báo đài mà chúng ta có thể bắt gặp hằng ngày những đồ vật giả, những hình thức lừa đảo lấy giả làm thật, bằng giả, tất cả mọi thứ con người có thể làm giả kể cả con người họ cũng có thể làm giả.

​          Nhìn lại cuộc đời của mỗi người, chúng ta có nằm trong số những người đó không, chúng ta có chạy theo họ? Làm theo họ? hay chúng ta có bị ngã chiều? Hy vọng chúng ta không nằm trong số những người bị Chúa Giê-su gọi là “khốn” mà Ngài sẽ gọi chúng ta là: “phúc cho con” hay “mừng cho con”.

“Khốn cho các ngươi, hỡi các kinh sư và người Pharisêu đạo đức giả!”. Trong chương 23 của sách Tin Mừng theo thánh Mátthêu, Chúa Giêsu nói tới bảy lần như vậy (c. 13.15.16.23.27 và 29): bài Tin Mừng hôm kia ba lần, bài Tin Mừng hôm qua hai lần và bài Tin Mừng hôm nay hai lần còn lại.

Chúng ta có thể coi đó là căn bệnh “đạo đức giả” hay “giả hình” với những biểu hiện khác nhau, cần được làm rõ để được chữa lành, không phải chỉ của những kinh sư và người Pharisêu, nhưng của loài người và từng người chúng ta.

 

 

Back To Top