skip to Main Content

YÊU KẺ THÙ

15  06  X  Thứ Ba Tuần XI Thường Niên.

2Cr 8,1-9; Mt 5,43-48.

YÊU KẺ THÙ

Những lời dạy của Chúa Giêsu mà Giáo Hội cho chúng ta lắng nghe hôm nay, cũng không mập mờ, không nhượng bộ hay chiều theo khuynh hướng tự nhiên của con người muốn giới hạn tình yêu của mình đối với tha nhân.

Sự thường ở đời, mến người dễ mến, yêu người đáng yêu, thương người thương mình thì rất dễ; nhưng yêu thương kẻ thù và cầu nguyện cho người làm hại mình lại quá khó. Thế mà, Chúa Giêsu lại yêu cầu những ai tin vào Ngài phải vượt qua lối hành xử thường tình đó để luôn sống yêu thương theo gương của Thiên Chúa là Cha. Hơn nữa, chính bản thân Chúa Giêsu cũng đã sống trọn vẹn lời kêu gọi này. Ngài chấp nhận chết vì nhân loại tội lỗi và tha thứ cho những kẻ đã làm khổ và giết chết Ngài.

Thánh Matthêu dùng động từ agapaôđể nói rằng: tình yêu dành cho kẻ thù ở đây là một tình yêu mến hy sinh cho người mình yêu (phân biệt với tình yêu được diễn tả bằng động từphileô, là tình thương yêu có sự trao đổi, có sự đồng thuận hỗ tương dựa trên các phẩm chất, sự quan tâm, sự để ý đến nhau…). Như thế là có một thực tại mới mẻ hẳn được yêu cầu, theo đó, trong tương quan giữa người với người, bạo lực phải hoàn toàn bị loại trừ. Không còn chỗ cho sự oán thù. Thay vì sự căm ghét, phải là sự ước muốn những điều thực sự thiện hảo cho nhau (tình yêu mến và lời cầu nguyện).

“Hãy yêu mến anh em mình”, mệnh lệnh này được ghi rõ trong sách Lêvi 19,18. Những “anh em” được nhắc đến ở đây chỉ những kẻ thân thuộc, đồng hương, thuộc về dân riêng của Chúa. Còn câu: “Hãy ghét kẻ thù địch” thì chúng ta không gặp thấy công thức nào tương tự như vậy trong Kinh Thánh. Những lời này có thể hiểu như một diễn tả tự nhiên của tâm lý thường tình nơi con người, một hậu quả của tình yêu thương có giới hạn trong khung cảnh những kẻ thân thuộc, những người thuộc về cùng một dân tộc, một xã hội. Theo tâm thức hạn hẹp của Cựu Ước, bất cứ ai không thuộc về Dân Chúa chọn, thì người đó là kẻ xa lạn, là kẻ thù địch, không được yêu thương.

Chúa Giêsu đã đến để mạc khải sứ điệp trọn hảo hơn, bẻ gẫy những giới hạn tự nhiên: “Còn Thầy, Thầy bảo các con: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi các con”. Chúng ta chú ý đến hai chi tiết trong lời dạy của Chúa Giêsu: thứ nhất: không còn ai bị loại ra khỏi tình yêu thương của người môn đệ Chúa và sự phân chia con người ra làm hai loại: thân thuộc và thù địch không còn nữa. Thứ hai: Tình yêu thương đó được thể hiện bằng những hành động cụ thể, và quan trọng nhất, đó là thi ân và cầu nguyện cho những kẻ không tự nhiên được chúng ta yêu thương, và đây không còn là tình yêu thương theo tình cảm, mà là tình yêu thương thực sự hướng đến lợi ích của người khác.

Điều quan trọng nhất là các môn đệ phải nên hoàn thiện như Cha trên trời là Đấng hoàn thiện (c.48). Đó chính là tiêu chuẩn và cũng là lý do của đòi hỏi phải yêu thương kẻ thù và khao khát sự thiện hảo cho kẻ ngược đãi mình.

Với lời quả quyết cuối cùng (c.48), Chúa Giêsu còn ngầm đưa ra một nhận định hết sức tiêu cực về lý tưởng hoàn thiện mà các kinh sư đề cao. Theo họ, lý tưởng hoàn thiện là sự tuân giữ triệt để Luật Môsê. Nhưng theo Đức Giêsu, chính tình yêu vô vị lợi và không giới hạn mới là yếu tố làm cho con người nên hoàn thiện và nên giống Cha trên trời là Đấng hoàn thiện.

Những lời dạy của Chúa Giêsu mà Giáo Hội cho chúng ta lắng nghe hôm nay, cũng không mập mờ, không nhượng bộ hay chiều theo khuynh hướng tự nhiên của con người muốn giới hạn tình yêu của mình đối với tha nhân.

“Hãy yêu mến anh em mình”, mệnh lệnh này được ghi rõ trong sách Lêvi 19,18. Những “anh em” được nhắc đến ở đây chỉ những kẻ thân thuộc, đồng hương, thuộc về dân riêng của Chúa. Còn câu: “Hãy ghét kẻ thù địch” thì chúng ta không gặp thấy công thức nào tương tự như vậy trong Kinh Thánh. Những lời này có thể hiểu như một diễn tả tự nhiên của tâm lý thường tình nơi con người, một hậu quả của tình yêu thương có giới hạn trong khung cảnh những kẻ thân thuộc, những người thuộc về cùng một dân tộc, một xã hội. Theo tâm thức hạn hẹp của Cựu Ước, bất cứ ai không thuộc về Dân Chúa chọn, thì người đó là kẻ xa lạ, là kẻ thù địch, không được yêu thương.

Chúa Giêsu đã đến để mạc khải sứ điệp trọn hảo hơn, bẻ gẫy những giới hạn tự nhiên: “Còn Thầy, Thầy bảo các con: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi các con”. Chúng ta chú ý đến hai chi tiết trong lời dạy của Chúa Giêsu: thứ nhất: không còn ai bị loại ra khỏi tình yêu thương của người môn đệ Chúa và sự phân chia con người ra làm hai loại: thân thuộc và thù địch không còn nữa. Thứ hai: Tình yêu thương đó được thể hiện bằng những hành động cụ thể, và quan trọng nhất, đó là thi ân và cầu nguyện cho những kẻ không tự nhiên được chúng ta yêu thương, và đây không còn là tình yêu thương theo tình cảm, mà là tình yêu thương thực sự hướng đến lợi ích của người khác.

Theo gương Chúa Giêsu và theo lời dạy của Ngài, chúng ta được mời gọi sống quảng đại hơn nữa trong các mối tương quan với mọi người: yêu kẻ ghét mình và cầu nguyện cho kẻ làm hại mình. Ngày hôm nay, mỗi người được mời gọi làm việc hy sinh, hãm mình và bác ái để cầu nguyện cho một hoặc nhiều người đang gây khó chịu, đang làm khổ, làm hại mình.

Back To Top