skip to Main Content

Sự khác lạ bí ẩn tại tượng Đức Mẹ Măng Đen ở Kontum

Những ai du lịch Tây Nguyên, khi đến với vùng đất Kontum đều nghe loáng thoáng người dân địa phương hoặc người dẫn đoàn nói về câu chuyện kì bí của bức tượng Đức Mẹ Mang Đen. Đây được xem là một bức tượng độc đáo, không chỉ ở hình dáng bên ngoài mà những câu chuyện xung quanh nó cũng làm cho người nghe cảm thấy bị thu hút. Liệu những câu chuyện kỳ bí của bức tượng có thật sự đúng như những lời kể?

Tượng Đức Mẹ Măng Đen đã tồn tại gần nửa thế kỉ trên mảnh đất Kontum này, trải qua biết bao biến cố bức tượng ngày nay đã trở thành một địa điểm du lịch hành hương tâm linh cho du khách khi đến với vùng đất này.

Nguồn gốc bức tượng Đức Mẹ Măng Đen

Tượng Đức Mẹ Măng Đen hay còn gọi là Đức Mẹ cụt tay là một di tích, điểm hành hương công giáo của giáo phận Kontum, được đặt tại thôn Măng Đen, xã Đắk Long, huyện Kon Plông tỉnh Kontum. Địa điểm đặt tượng nằm gần ngay quốc lộ 24 hướng vào khu du lịch sinh thái Măng Đen, cách trung tâm thành phố khoảng 53km về phía Đông Bắc.

Tượng Đức Mẹ Măng Đen ở Kontum
Tượng Đức Mẹ Măng Đen ở Kontum

Theo tài liệu của tòa giám mục Kontum, thì bức tượng này được tạc theo tượng Đức Mẹ Fatima do linh mục Tôma Lê Thành Ánh tặng. Bức tượng này được mang đến Kontum bằng trực thăng, hiện khu vực này vẫn còn vết tích của sân bay dã chiến năm xưa. Tượng được làm bằng bê tông cốt thép cao khoảng 1 mét, được đặt trên bệ xi măng kết với đá cuội tự nhiên, xung quanh được trông nhiều hoa và dựng bia tạ ơn. Phần thân tượng mang dáng dấp của Đức Mẹ Fatima nhưng phần đầu lại mang hình ảnh giống với người phụ nữ Tây Nguyên và không có tay.

Những câu chuyện ly kì đằng sau tượng Đức Mẹ Măng Đen

Trong những năm tháng chiến tranh khốc liệt, đặc biệt khi nằm 1974 đồn Măng Đen bị thu phục, tượng Đức Mẹ Măng Đen cũng bị hư hỏng và lãng quên suốt mấy chục năm dài trong rừng sâu. Hơn 10 năm sau thì nơi đây bắt đầu có dân cư sinh sống và một số người dân đã tìm thấy bức tượng nhưng tôn giáo khi đó chưa phổ biến người dân nơi đây chỉ phát hiện và không đá động gì đến bức tượng. Vài năm sa  họ phát hiện bức tượng đột nhiên bị mất đầu và đôi tay.

Đức Mẹ Măng Den với vẻ mặt người phụ nữ Tây Nguyên và đôi tay cụt
Đức Mẹ Măng Den với vẻ mặt người phụ nữ Tây Nguyên và đôi tay cụt

Đến năm 2002, khi tuyến quốc lộ 24 được giao thông thì nhiều kỹ sư đã thấy thông tuyến qua vị trí bức tượng nên đã tự điều chỉnh để tránh xâm hại đến tượng Đức Mẹ. Nhiều người dân đã bỏ công để phục chế lại phần đầu và tay của tượng đức mẹ. Phần đầu được phục dựng và gắn lên tượng đức mẹ tuy nhiên không còn mang đúng với hình ảnh Đức Mẹ Fatima mà mang hình ảnh người phụ nữ Tây Nguyên nhiều hơn. Điều kì lạ rằng phần đôi tay của bức tượng được tạc lại và gắn lên thì bị rớt xuống, nhiều lần như thế nên người dân quyết định để bức tượng với hình ảnh không có tay.

Địa điểm du lịch hành hương Đức Mẹ Măng Đen

Sau khi được nhiều người biết đến và phục dựng chỉnh chu, nơi đây bắt đầu trở thành điểm hành hương của người dân quanh khu vực này. Đến ngày 9 tháng 12 năm 2007, giám mục Hoàng Đức Oanh cùng các linh mục tu sĩ và hơn 2000 thường dân đã đến tổ chức dâng thánh lễ long trọng tại đây. Và chọn ngày đó vào mỗi năm là ngày hành hương Đức Mẹ Măng Đen.

Các linh mục cùng dân địa phương làm lễ tại Đức Mẹ Măng Đen
Các linh mục cùng dân địa phương làm lễ tại Đức Mẹ Măng Đen

Năm 2011, Sứ thần tòa thánh đại diện tòa thánh không thường trú tại Việt Nam là tổng giám mục Leopoldo Girelli đã đến viếng và chủ trì thánh lễ kính Đức Mẹ. Sở nội vụ Kontum cũng chính thức chấp nhận tổ chức hành hương và thành lập giáo xứ Kon Xơm Luh. Từ đó nơi đây được tu sửa và trở thành nơi sinh hoạt tôn giáo của người dân địa phương. Và tượng Đức Mẹ Măng Đen cũng trở thành địa điểm nên ghé đến trong hành trình du lịch khám phá Konum của khách thập phương.

Sở hữu những câu chuyện li kì bí ẩn xung quanh bức tượng, cùng với những cảnh đẹp nơi thơ mộng,nơi đây đã trở thành địa điểm thu hút du khách đến tìm hiểu sự khác lạ bí ẩn của tượng Đức Mẹ Măng Đen và chiêm ngưỡng những khung cảnh hùng vĩ của núi rừng Kontum.

Back To Top