Cầu nguyện liên ANRÊ tiếng Hy lạp có nghĩa là…
Can trường như Agatha
5.2 Thánh Agatha, Đttđ
1 V 3:4-13; Tv 119:9,10,11,12,13,14; Mc 6:30-34
Can trường như Agatha
Được sinh ra trong một gia đình đạo đức, thế giá tại Sicilia. Thánh nhân ngay từ nhỏ đã khấn giữ mình đồng trinh, hiến trọn cuộc đời cho Thiên Chúa. Các chị của thánh nữ là Anê, Lucia và Cécilia đều đã được phước tử vì đạo dưới thời bạo vương Đêciô, năm 251. Thánh Agata chỉ có một chí hướng là hiến toàn thân của mình cho Thiên Chúa để Chúa định liệu cuộc đời của mình.
Chính vì thế, khi quan trấn ở Sicilia thấy Người có nhan sắc, thùy mị, tốt lành đã động lòng xin cầu hôn với Agata. Vì đã khấn hứa giữ mình đồng trinh, thánh nhân đã từ khước lời cầu hôn của quan trấn Quintianô. Quá tức giận trước đề nghị của mình, quan trấn Sicilia đã bắt giam Agata trong ngục vịn cớ Agata có đạo. Quân lính và cai ngục đã hành hạ hết sức dã man thánh nhân và dùng nhiều cực hình để trả thù Agata, khinh khi thánh nữ với dụng ý làm cho thánh nhân bị nhụt chí mà bỏ cuộc.
Quan trấn Sicilia trả thù thánh Agata hết sức tàn nhẫn, Oâng hạ lệnh nướng thánh nhân trên giường sắt nung đỏ và sau đó lại hạ lệnh tống ngục thánh nữ. Tuy nhiên, Thiên chúa yêu thương thánh nữ, sai thánh Phêrô đêm hôm ấy đến ngục thất chữa lành cho thánh nữ Agata. Thánh nhân dù nhiều lần bị quan trấn dụ dỗ, trấn áp, tra tấn dã man, vẫn một mực trung kiên với Thiên Chúa.
Tức giận, quan trấn càng đàn áp, hạ lệnh nướng thánh nhân trên giường sắt, đau đớn quằn quại và dùng mảnh chai nhọn bắt thánh nữ lăn lộn trên đó, thánh nữ Agata luôn kiên trung, cậy trông, phó thác vào Thiên Chúa nhân từ, vì chỉ có Chúa mới cứu được linh hồn của Ngài. Cử chỉ anh hùng và thái độ dũng mãnh của thánh nhân đã làm cả thành phố náo động, Quintianô sợ dân chúng nổi loạn, đã hạ lệnh truyền giam thánh nữ trong ngục.
Bị nhốt trong ngục tù, bị hành hạ trăm bề, thánh nữ đã trút hơi thở cuối cùng vào ngày 5/2/251. Thiên Chúa đã thưởng công thánh nhân bằng muôn vàn phép lạ. Phép lạ lạ lùng là thánh nữ đã che chở thành Catana khỏi hiểm họa núi lửa Eùtna. Dân chúng rất sùng kính thánh nữ ngay từ thời đó.Thánh nữ đã cầu thay nguyện giúp cho dân được muôn vàn ơn phúc. Hội Thánh thưởng công Ngài bằng cách cho tôn kính thánh nữ vào ngày 5/2 mỗi năm.
Thánh Agnes, vị đồng trinh tử đạo thời Giáo Hội tiên khởi, chúng ta không có dữ kiện lịch sử chắc chắn về Thánh Agatha, ngoại trừ sự kiện ngài chịu tử đạo ở Sicily trong thời kỳ cấm đạo của hoàng đế Rôma là Decius năm 251.
Theo truyền thuyết, ngài sinh trưởng trong một gia đình giầu có. Khi còn trẻ, ngài đã tận hiến cuộc đời cho Thiên Chúa, và từ chối bất cứ lời cầu hôn nào. Một trong những người say mê ngài là Quintian, một người có địa vị cao trong xã hội nên ông nghĩ rằng có thể ép buộc thánh nữ.
Biết ngài là Kitô Hữu nên ông ra lệnh bắt giữ và đưa ra xét xử — bởi chính ông. Hy vọng rằng vì sợ hãi sự tra tấn và cái chết, thánh nữ sẽ đành phải trao thân cho ông. Nhưng ngài nhất quyết tin tưởng vào Thiên Chúa, và cầu nguyện rằng: “Lạy Đức Giêsu Kitô, là Chúa mọi sự! Ngài đã thấy lòng con, Ngài biết con muốn gì. Xin hãy làm chủ toàn thể con người của con — chỉ mình Chúa mà thôi. Con là chiên của Ngài; xin giúp con vượt qua sự dữ một cách xứng đáng”.
Sau đó, Quintian tống Agatha vào nhà gái điếm với hy vọng ngài sẽ thay đổi ý định. Sau một tháng bị đánh đập và xỉ nhục, Quintian lại đưa ngài ra xét xử, nhưng Thánh Agatha vẫn không lay chuyển, vẫn can đảm tuyên xưng rằng chỉ một mình Chúa Giêsu mới có thể ban cho ngài sự tự do. Quintian lại tống ngài vào ngục thay vì nhà gái điếm. Và khi ngài tiếp tục tuyên xưng đức tin nơi Chúa Giêsu, Quintian ra lệnh tra tấn. Trước khi chết, ngài cầu nguyện: “Lạy Chúa, là Đấng dựng nên con, Ngài đã gìn giữ con từ khi còn trong nôi. Bởi tình yêu thế gian Ngài đã dẫn dắt con và ban cho con sự kiên nhẫn để chịu đựng đau khổ. Xin hãy nhận lấy linh hồn con”.
Thánh nữ Agata quả là một tấm gương sáng về đức khiết tịnh và đức trong sạch cho chúng ta ngày hôm nay. Chúng ta đang sống trong một xã hội nhục dục và sa đoạ, khi các Kitô hữu bị bách hại vì sống theo luân lý và chiến đấu bảo vệ những gì là linh thiêng. Qua các phương tiện truyền thông, chúng ta bị tấn công mọi phía bởi các cám dỗ nhục dục của xã hội chúng ta – hầu như chúng ta phải sống trong một nhà điếm. Chúng ta không phải chịu những khổ hình thể xác như thánh nữ phải chịu, nhưng hầu hết tất cả chúng ta đều phải chịu sự hành hạ thiêng liêng và tâm lý của một nền văn hóa sa đọa.
Giống như thánh Agata, việc cầu nguyện và việc tận hiến mình cho Chúa Giêsu qua Đức Mẹ Maria sẽ giúp chúng ta sống mạnh mẽ. Chính phép Thánh Thể và việc lần hạt là những khí giới rất quyền thế của cuộc chiến thiêng liêng. Nếu chúng ta theo gương Chúa chịu đóng đinh, đi tìm sự an ủi của vị Mục tử nhân lành, và kêu cầu Ngài khi cần thiết, chúng ta sẽ nhận được sức mạnh mình cần đến để chịu đựng mọi thử thách và không trở nên mệt mỏi, chán chường trên hành trình cuộc sống của chúng ta
Việc Chúa Giêsu trở về quê nhà những tưởng sẽ đem lại niềm vui và Tin Mừng đến được cho người dân làng mình. Nhưng những người đồng hương của Chúa Giêsu không đó nhận Người vì họ vịn vào việc họ biết Đức Giêsu Nazaréth cũng như họ hàng thân thuộc của Ngài rất rõ. Quả là quen quá hóa nhàm, vì quá quen thuộc với Chúa họ lại trở nên cứng lòng tin, không mở lòng mình để có thể nhận ra Đấng Cứu Tinh mà họ đang khao khát đợi trông.
Một mục tử được sai đến với dân Chúa để đồng hành và dẫn dắt dân lắm khi cũng gặp chuyện trái ngang như thế. Nhẹ thì dửng dưng không cộng tác, kiểu khác thì tìm cách loại trừ với muôn vàn lý do. Nhưng lối suy nghĩ và hành động như thế trước tiên chỉ tổ làm phương hại đến chính mình và cộng đoàn vì đã quay lưng lại với ơn Chúa ban qua các vị mục tử là công cụ để đồng hành giữa dân và trao ban ân sủng Chúa nơi các bí tích và việc mục vụ mục tử thi hành.
Thánh Agata mà Giáo Hội mừng kính hôm nay là một vị thánh can trường. Được sinh ra trong một gia đình đạo đức, thế giá tại Sicilia, ngay từ nhỏ Agata đã khấn hiến trọn cuộc đời cho Thiên Chúa. Càng lớn càng có nhan sắc, thêm tính nết dịu hiền nên quan trấn Sicilia xin cầu hôn với Agata. Vì Agata khấn giữ mình đồng trinh, quan tức giận đã bắt giam với lý do Agata có đạo. Các nhục hình hết sức tàn nhẫn, kể cả việc hạ lệnh nướng thánh nhân trên giường sắt nung đỏ đã không làm Agata nhụt chí, ngài vẫn một mực trung kiên với Thiên Chúa. Quan còn ra lệnh dùng mảnh chai nhọn bắt thánh nữ lăn lộn trên đó.
Hành động can trường làm cả thành phố náo động, Quintianô sợ dân chúng nổi loạn, đã truyền giam thánh nữ trong ngục. Bị hành hạ trăm bề, thánh nữ Agata đã trút hơi thở cuối cùng vào ngày 05.02.251. Thiên Chúa đã thưởng công thánh nhân bằng muôn vàn phép lạ. Nổi tiếng là phép lạ thánh Agata đã che chở thành Catana khỏi hiểm họa núi lửa Eùtna.