skip to Main Content

Tổng hợp mười năm của Đức Phanxicô

 

Trên bàn phím thường ôn hòa của nền chính trị Vatican, liệu Đức Phanxicô có sáng tác các biến thể hòa âm riêng của ngài không, như độc tấu trên thang âm “đồng thời”, hơi hơi giống tổng thống Pháp Emmanuel Macron không? Thần học gia Hendro Munsterman thốt lên khi hãng tin Deutsche Welle phỏng vấn: “Tính ngôn sứ và thận trọng nghi ngờ luôn đi đôi với nhau khi nói về ngài”.

Phải thừa nhận “làm giáo hoàng không phải là công việc dễ dàng”, như chính ngài nói. Và đánh giá về triều của ngài cũng không dễ. Ngài biết điều này – ngài cho rằng việc trả lời nhiều cuộc phỏng vấn và cả thâu “popecast” cho dịp kỷ niệm 10 năm của ngài là điều hữu ích cho ngài.

Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông không biết nói gì nhiều về chủ đề của ngài. Gấp gáp viết, nhiều bài báo viết tối thiểu. RTL giữ lại “tính cách của một người nói thẳng và có những cử chỉ mạnh mẽ”; báo Libé mỉa mai về một triều của “những cải cách nhỏ”; báo Slate than phiền về “tiến độ chậm”; báo Le Monde xem ngài ở “dưới làn đạn của những người cải cách và những người bảo thủ” và cũng cùng một quan điểm, nhưng theo một tinh thần khác, báo Le Figaro đưa ra một “chủ nghĩa độc đoán và mong muốn cởi mở của ngài”. Nhà báo Jean-Marie Guénois của Le Figaro cho rằng “Đức Phanxicô làm nhiều người công giáo bối rối vì những quyết định của ngài”.

Những tiếng vang truyền thông này cho thấy sự không chắc chắn trong phán đoán. Có phải những “biến âm” của Bergoglio làm giới truyền thông choáng váng không? Ngay cả báo La Croix cũng thừa nhận đã bối rối khi phóng viên ở Rôma tiết lộ “Đức Phanxicô thúc đẩy mạnh mẽ cho một tinh thần đồng nghị gồm việc lắng nghe nền tảng của người công giáo, nhưng vẫn thực thi quyền lực rất mạnh trong các bức tường Vatican”. Vậy, tin những gì đây? Ngoại vi hay trung tâm, quần đảo hay lục địa, dịu dàng hay khắc nghiệt, đồng cảm hay học thuyết, con người hay giáo quyền? Nhà báo Loup Besmond de Senneville của báo La Croix với các tiêu đề đáng kinh ngạc “Đức Phanxicô có thực sự thay đổi Giáo hội không?”, hay “Phanxicô, giáo hoàng dân chủ?” Tất cả ở nơi dấu chấm hỏi.

Các ký giả cũng giải thích cách diễn tả “đồng thời” được lý giải qua lăng kính của các nhà báo. Những người này lý giải theo cách nói biện chứng và hệ thống: dưới mắt họ, đời sống của Giáo hội tóm tắt trong cuộc đấu tay đôi giữa người cấp tiến và người bảo thủ và những cải cách cơ cấu có thể là kết quả từ đó.

Chỉ có một vấn đề làm họ quan tâm: Giáo hội có bao giờ bớt bảo thủ hơn không? Nếu có, thì Giáo hội đi tới. Nếu không, thì Giáo hội đi lui. Họ ít quan tâm đến lời Chúa Kitô và việc loan báo Tin Mừng, những điều mà họ không hiểu gì và nhất là không muốn hiểu gì suốt. Định đề của giới báo chí không thay đổi: vì công giáo là cổ xưa và áp bức, nên nó phải tự cải cách các niềm tin và các tập tục của mình để phù hợp với các quá trình giải phóng toàn diện mà thời hiện đại đề cao. Đồng tính không còn là một tội, cũng như việc quản lý không nên theo kiểu giáo sĩ và nam tính.

Trên hai lãnh vực này, Đức Phanxicô dùng lời nói và cử chỉ. “Tôi là ai mà phán xét (những người đồng tính đang tìm kiếm Chúa)?” là câu nổi bật nhất của ngài. Cách giao tiếp của ngài ‘trái tim và lắng nghe’ chiếm ưu thế hơn tính cách một chiều và huấn quyền. Báo Le Figaro nhắc lại, nhưng bằng cách biến các thượng hội đồng thành một không gian tự do của lời, giáo hoàng mở đường cho một biến động lớn được những người nhiệt tình cho một “công đồng Vatican III” mong muốn, với ý định đã được biết rõ: “Tiếp nhận những người ly hôn tái hôn, phong chức cho các ông đã có gia đình, một cái nhìn mới về người đồng tính, chấp nhận ngừa thai, một quản trị mới cho Giáo hội.”

Con đường đồng nghị của Đức thăm dò bối cảnh này với bốn nội dung về thẩm quyền, luân lý tính dục, đời sống linh mục và vị trí của phụ nữ. Giáo hội giàu có Đức muốn thích nghi với thời điểm hiện tại để giữ lối sống của họ vốn được hệ thống thuế tài trợ. Trái ngược với chủ trương đi trước thời của mình lúc đầu, Đức Phanxicô cảnh báo chống lại “sự cám dỗ để nghĩ rằng các giải pháp (…) chỉ có thể thông qua những cải cách cơ cấu”. Còn phải xem, liệu sự kiên nhẫn của Đức Phanxicô với nguy cơ ly giáo ở Đức, có như sự cứng rắn của ngài với các nhóm theo chủ nghĩa truyền thống, đi xa tinh thần đồng nghị và bị hạn chế trong việc muốn được làm lễ theo nghi thức la-tinh.

Cách đối xử mất lòng này tạo sự phẫn nộ của Giáo hội Mỹ, một nhà tài trợ khác của Vatican. Vì vậy, “đồng thời” đổ nhiều hơn vào bên này hơn bên kia. Sau triều ổn định của Đức Bênêđictô XVI, triều Đức Phanxicô làm phân cực thêm những vấn đề nhạy cảm.

Để hiểu nhân vật, chúng ta có cần phải giải tập trung không? “Đồng thời” của ngài dựa trên hai nguồn gốc Mỹ-Latinh: chủ nghĩa dân túy theo Péron, quyền lực hóa cá nhân nhưng vẫn đề cao cơ sở, và tinh thần hội ý rộng rãi của Dòng Tên để kiên quyết quyết định. Trong bài báo tham khảo, Jean-Benoỵt Poulle, một người trẻ của trường uy tín Cao đẳng hành chánh Pháp, đã xuất sắc đưa ra “nguyên nhân của những phản đối với Đức Phanxicô có lẽ là vấn đề về phong cách” và rằng ngài không có giải pháp nào khác ngoài việc cải cách “bằng những  đường vòng, kết hợp một thẩm quyền cá nhân rộng lớn với việc khuyến khích các sáng kiến địa phương”.

Marta An Nguyễn dịch

Back To Top