Cầu nguyện liên ANRÊ tiếng Hy lạp có nghĩa là…
Tự mãn và khinh người
18.3 Thứ Bảy Thứ Bảy trong tuần thứ Ba Mùa Chay
Hs 6:1-6; Tv 51:3-4,18-19,20-21; Lc 18:9-14
Tự mãn và khinh người
Câu chuyện Tin Mừng hôm nay mang tính ngụ ngôn, nhưng thực tế, trong cuộc sống hôm nay, vẫn còn đó rất nhiều người có tư tưởng khiêm tốn như ông lão trong câu chuyện trên. Thiết nghĩ, một lần khiêm tốn kiểu đó phải chăng bằng bốn lần kiêu ngạo! Nó thật giống với người Pharisêu trong bài Tin Mừng hôm nay.
Dụ ngôn kể về việc hai người lên đền thờ cầu nguyện. Một Pharisêu và một thu thuế. Hai người này là điển hình của hai thành phần cực đoan, thái quá trong dân Dothái thời bấy giờ.
Với nhóm Pharisêu thì bảo thủ, kiêu ngạo, tự coi mình là người thành toàn, nắm toàn bộ lề luật và trở thành kiểu mẫu cho mọi người. Điều này được chứng minh qua lời cầu nguyện của ông với Thiên Chúa. Ông kể lể: “Con không gian tham, không bất công, không ngoại tình, không như người thu thuế đằng sau”; “một tuần ăn chay hai lần và dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con”.
Còn người thứ hai, bác thu thuế. Người thu thuế thì ai cũng biết, biết về tội ác của ông là phản bội và cấu kết với đế quốc La mã để hà hiếp, bóc lột, vơ vét của cải nhân dân. Vì thế, họ bị dân chúng khinh bỉ vì tội công khai của họ. Chính vì lý do đó, nên chúng ta dễ hiểu là tại sao ông thu thuế này lại đứng đằng xa, không dám ngẩng đầu lên, vừa đấm ngực vừa cầu nguyện rằng: “Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi”.
Kết cục, hai người ra về và người thu thuế thì được Chúa nhận lời, còn người Pharisêu thì không những không được Chúa nhận lời mà lại còn phạm thêm tội vì coi khinh người khác ngay khi cầu nguyện.
Người biệt phái này không đến nỗi xấu, ông ăn chay hai ngày một tuần, ông dâng cúng một phần mười hoa lợi kiếm được. Thật là một viên ngọc quý mà chẳng có ai trong giáo xứ có thể làm được như vậy. Đừng khiển trách ông đứng cầu nguyện, đó là thói quen của người Do thái. Ông khoe khoang không ai bằng, đáng nực cười. Ông chẳng có chút gì là nhân đức, ông cảm ơn Chúa đã sống như thế.
Đến lượt người thu thuế, ông không dám bốc thơm mình. Đáng lẽ ra, ông vừa đứng xa xa sấp mình xuống chất run rẩy cầu nguyện, ông vừa lo trả tiền của lại cho những người nghèo đã bị ông bóc lột thì tốt hơn. Nhưng người thu thuế đã mang tiếng là hạng làm giàu bầng cách lạm thu.
Chúng ta cũng hèn nhát chê người biệt phái : “Tôi không giả hình như hạng cuồng tín đó. Tôi có nhiều lỗi, tôi khô khan cứng cỏi với người khác, tôi lười biếng… Nhưng tôi không mắc nợ ai”. Đó cũng là cách nói như hạng biệt phái, chẳng có gì tốt cả. Bài học lịch sử này không phải là so sánh hai hạng người, làm thế là đáng ghét, nhưng chính là để nhắc nhở chúng ta đến lời thánh Phaolô dạy chúng ta: “Chính nhờ đức tin làm cho chúng ta nên công chính, không có đức tin, chúng ta không đáng gì trước mặt Thiên Chúa”.
Đặc biệt, trường hợp người thu thuế làm sáng lên trong chúng ta một niềm hy vọng tuyệt vời, là những kẻ tội lỗi đừng bao giờ thất vọng và phải luôn hy vọng vào lòng thương xót tha thứ của Thiên chúa. Đức Giê-su luôn ban ơn cho những người thấy mình vô tài bất lực, thấy mình chẳng đáng công gì, chẳng có thể đền bù được tội lỗi mình, vì Đức Giê-su đã nói : “Tôi đến không phải cứu chữa những người khỏe mạnh, nhưng cứu chữa những người bệnh tật”. Đừng bao giờ thấy mình hơn người khác, kẻo đi vào vết chân biệt phái.
Nhưng thái độ hai người trước mặt Thiên Chúa khác hẳn nhau. Người biệt phái đứng thẳng lên và đứng gần sát tòa Giavê ngông nghênh kể lể những thành quả đời mình làm được. Ông không ngờ chính những việc ông làm ấy lại trở thành cô ích mà còn thêm tội trước Giavê. Cái gì đã làm cho những công việc kia ra vô ích trướcThiên Chúa ? Thưa, sự tự cao tự mãn. Ông cầu nguyện rằng: “Tôi không như người thu thuế đứng đàng sau tôi kia”.
Nói như thế chưa chắc, vì tốt khoe xấu che, xấu xa đậy lại. Nói thế mà có sống thực như thế ? Nơi đền thờ này, người biệt phái này thấy chỉ có hai người: một người tội lỗi, còn một người công chính. Người công chính đó lại là ông. Và nếu như cả thế giới lúc ấy chỉ có một người công chính, thì người đó cũng chỉ có mình ông mà thôi. Đây trước Thiên Chúa mà giữ thái độ hợm mình như vậy thì có ích gì không ? Chúa nhìn tấm lòng chứ không của lễ (Tv 49. Mt 9,13).
Còn thái độ của người thu thuế khác hẳn. Oâng đứng thẳng lên. Đứng thẳng cũng là thói quen của người Do thái khi cầu nguyện (3V 8,55. Mt 6,5). Thế người thu thuế đứng nhưng lại đứng xa bàn thờ Thiên Chúa, cúi mặt đấm ngực, thống hối trước khi bắt đầu cầu nguyện. Ông rụt rè không dám ngửa mặt lên vì ông biết mình lầm lỗi nhiều về đức công bằng. Nhưng ông dám đứng lại đó vì ông thống hối và tin vào lòng từ bi. Lòng “thống hối khiêm nhường Chúa chẳng khinh chê”. Người thu thuế cầu nguyện “Xin thương con” (c.13). Xin thương con nghĩa là xin bớt cơn giận dữ, xin tha hình phạt mà ông đáng lãnh. Oâng tự nhận, ông không có phần nào đáng được Chúa thương, nên ông mới van xin năn nỉ…
Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta: đừng bao giờ coi khinh người khác khi cầu nguyện. Không được phán xét anh chị em của ta, trong khi mình cũng là kẻ có tội. Cầu nguyện là hướng tâm hồn lên với Chúa chứ không phải quy về mình.
Hãy khiêm tốn thật lòng như người thu thuế, Chúa cần những tâm hồn trung thực và thật tâm như vậy, bởi vì tình thương của Thiên Chúa lớn lao hơn tội lỗi của con người, chỉ cần con người thống hối ăn năn thì dù tội có đỏ như son thì Chúa cũng làm cho trắng như tuyết, có thẫm tựa vải điều, Chúa cũng làm cho trắng như bông.
Chúng ta hãy xin Chúa giúp chúng ta nhận ra động lực thâm sâu đang tác động trên mọi việc làm của chúng ta. Ước gì động lục ấy không phải là tính phô trương như người Biệt Phái ở đây mà là tình yêuthương chúng ta đặt nơi Chúa cũng như nơi tha nhân. Khi đó chúng ta sẽ không còn ảo tưởng về chính mình, mà trái lại chúng ta sẽ nhận ra con người thực của chúng ta như người thu thuế trong dụ ngôn này.
Tâm tình và cử chỉ cũng như thái độ của người thu thuế trong dụ ngôn trên đây cũng phải là tâm tình, cử chỉ và thái độ của chúng ta giờ này. Hãy bầy tỏ tâm tình và thái độ đó để chúng ta được nên công chính trước mặt Chúa.