skip to Main Content

Lòng tin thanh luyện

21.3 Thứ Ba

Thứ Ba trong tuần thứ Tư Mùa Chay

Ed 47:1-9,12; Tv 46:2-3,5-6,8-9; Ga 5:1-3,5-16

Lòng tin thanh luyện

Mọi việc Chúa Giêsu đều làm theo ý Thiên Chúa Cha. Người Do Thái không nhận ra được điều đó, vì họ mong muốn một Đấng Cứu Thế theo ý họ. Họ không nhìn thấy nơi Chúa Giêsu có nét, có vẻ nào giống như Đấng Cứu Thế mà nơi họ vẽ vời trong đầu óc tưởng tượng, nên họ chối từ Ngài và lên án Ngài khi Ngài tự khẳng định: “Ngài là Con Thiên Chúa và là Thiên Chúa”.

Thật ra, tất cả những gì Chúa Giêsu hành động và rao giảng đều đã được các ngôn sứ Cựu ước loan báo từ trước, người Do Thái thấy được điều đó nhưng họ không tin, chỉ vì tham vọng bá chủ toàn cầu mà họ vẫn ấp ủ, nhiều nước, nhiều dân tộc cũng mơ ước như vậy. Chúng ta thì khác, chúng ta có kho tàng mạc khải Kinh Thánh và biết rất rõ vai trò của Chúa Giêsu Kitô; nhưng trong thực tế, chúng ta vẫn sống như Chúa Giêsu chẳng ăn nhằm gì đến vấn đề mà chúng ta biết được vai trò của Chúa Kitô trong kho tàng Kinh Thánh.

Nếu như nghe đoạn Tin Mừng trên, chúng ta chép miệng một cái để cảm thông với Chúa Giêsu thì chắc là phương diện cuộc đời mình đã có nhiều đổi thay lắm. Đàng này nghe mà như chẳng nghe, thấy mà như chẳng thấy,  nên có khi chúng ta còn vấp phạm nặng hơn cả những anh chị em Do Thái thời đó nữa, vì không những chúng ta chẳng quan tâm gì đến Chúa Giêsu, ngay cả đến chính Thiên Chúa là Cha cũng chẳng có nghĩa lý gì, mặc dù chúng ta là người có đạo. Điều kỳ quặc của chúng ta hôm nay là ở chỗ đó, nhiều người công giáo sẽ vô thần hơn những người vô thần, vô tín ngưỡng hơn những người không tin vào Thiên Chúa.

“Thiên Chúa làm việc, Chúa Giêsu làm việc, Chúa Thánh Thần làm việc. Cả Ba Ngôi làmviệc và Chúa Giêsu đến trần gian cốt để nói cho chúng ta biết điều ấy”. Ba Ngôi Thiên Chúa liên tục làm việc cho chúng ta, vì yêu thương và để biểu lộ lòng thương, Ngài đã tạo dựng chúng ta để chúng ta yêu thương nhau. Đây là công việc của Thiên Chúa đã từng thực hiện để chia sẻ tình yêu của Ngài cho chúng ta. Nhắm mắt trước tình yêu ấy là ta phản bội Ngài, nhưng Ngài lại tiếp tục một chương trình tái tạo và ổn định để việc Chúa Giêsu đến để hòa giải giữa chúng ta với Chúa Cha, giữa anh em lẫn nhau và với môi trường sống của chúng ta, đồng thời ban Thánh Thần để Ngài liên tục đổi mới con người, đổi mới bộ mặt trái đất cho đến khi mọi sự hoàn thành trong viên mãn.

Betsaida là một hồ nước hình chữ nhật 120m x 60m, nằm về mạn Bắc của Giêrusalem, gần ngay cửa chiên là nơi xưa kia dùng để lấy nước chung rửa máu chiên hiến tế. Chung quanh hồ này có 5 hành lang cho khách thăm viếng và bệnh nhân tới chờ phép lạ mỗi khi hồ có nước động là dấu có một thiên thần xuống ban phép lạ và ai xuống đầu tiên thì được hưởng phép lạ ấy (c.4).

Đoạn Kinh thánh hôm nay cho thấy Chúa Giêsu đến hồ lúc này một các con bệnh la liệt nằm và các thân nhân chờ chực sẵn bên hồ. Giữa muôn bệnh nhân như thế, Chúa nhận ra một người đau khổ cơ đơn nhất. Hẳn anh ta bị què quặt hay bất toại tê bại gì nữa. Anh ta rất đơn độc và ta thấy được qua lời nói anh thưa với Chúa “Không có ai khiêng con vào hồ nước cả” (c.7). Anh ta bịnh tật quá lâu rồi, đã 33 năm trường, ai cũng chán giúp anh ta (c.5). Ba mươi tám năm chiến đấu với chính bản thân bệnh tật của mình, hẳn phải là một sức phấn đấu lạ thường với cơn bệnh. Khơng hẳn là anh ta đã ở hồ này 38 năm liền đâu. Nhưng cụ thể là thỉnh thoảng anh lui tới thôi. Anh còn đi chậm chạp nặng nề (c.7).

Hôm nay thấy cảnh anh nằm dài đo đất (c.8), Chúa động lòng thương xót anh. Và đó là mấu chốt cho niềm tin hy vọng cuối cùng của anh này trong cảnh đơn phương độc mã. Chúa Giêsu, Đấng mạc khải, là tình yêu đã phá tan cảnh đơn độc của anh. Chúa khởi đầu bằng một cuộc đối thoại tế nhị “Anh có muốn được khỏi bệnh không ?” (c.6). Câu hỏi có vẻ lạ đời, vì bệnh nhân nào cũng thế, chẳng mong ước gì hơn là mau được lành bệnh. Bình phục mau lẹ thì ai mà không muốn. Nhưng cịn phương tiện thuốc men, thầy thuốc, thời gian và đào đâu ra tiền để chi phí. Trường hợp của anh này còn tuyệt vọng và bi đát vì khi anh có lết được xuống hồ nước thì đã có người khác xuống rồi (c.7). Chậm chân xuống nước đục. Chúng ta thử đặt mình vào trường hợp của  anh xem nỗi tuyệt vọng của anh sâu thẳm thế nào !

Nhưng giữa lúc tuyệt vọng ấy thì Chúa đã hỏi thăm anh “Anh có muốn được chữa lành không ?” (c.6) . Đó là cách Chúa thúc giục lòng tin nơi anh. Đó là cách Chúa đề nghị cứu anh ra khỏi cảnh khốn cùng, nhất là khỏi cảnh tội lỗi, mà không xúc phạm đến tự do của anh.

Chúa đã tạo dựng nên con giống hình ảnh Chúa. Chúa trung thành với việc Ngài làm. Ngài ban ơn tự do cho con người và Ngài khơng hề cưỡng bách ai phải theo Ngài bước vào nước trời. Chúa dựng nên sự tự do và Ngài tơn trọng tối đa khi họ cịn sống, Thiên Chúa chỉ mời gọi chúng ta bằng muơn cách như lương tâm, như lề luật… để chúng ta gìn giữ sự tự do đó. Chúng ta hãy coi những người biệt phái chống đối Ngài mà Chúa phạt họ nhãn tiền đâu.

Phép lạ xảy ra cho người bất toại trong Tin mừng hôm nay có thể là hình ảnh của lòng tin cần được thanh luyện. Từ 38 năm qua, con người tàn tật này chờ một phép lạ, nhưng một phép lạ gắn liền với một hiện tượng bên ngoài là nước hồ lay động đã không bao giờ xảy đến. Chỉ khi người tàn tật này gặp gỡ Chúa Giêsu, xưng thú nỗi bất lực của mình, và tin tưởng ở lời Ngài, thì lúc đó phép lạ mới thực sự được thực hiện.

Ngày nay, để cảm nhận được phép lạ của Thiên Chúa, chúng ta cũng cần vượt qua não trạng chỉ chờ đợi những hiện tượng khác lạ trong thiên nhiên. Người ta thích đổ xô tới nơi có hiện tượng lạ thường. Dĩ nhiên trong một số trường hợp, Thiên Chúa đã thực hiện điều đó. Thế nhưng điều quan trọng cho đức tin chúng ta không phải là những hiện tượng khác thường ấy, mà là chính sự gặp gỡ thân tình với Chúa Giêsu. Gặp gỡ Ngài, tin ở lời Ngài, kết kiệp với Ngài nhất là trong mầu nhiệm khổ nạn, con người mới cảm nhận được tác động của Ngài.

Mùa chay là mùa của thanh luyện. Giáo hội mời gọi tín hữu kết hiệp  với Đức Kitô Tử nạn bằng cách sống tâm tình tin tưởng phó thác của Ngài, nhờ đó niềm tin của họ được thanh luyện và họ sẽ cảm nhận được tình yêu của Chúa.

Back To Top