“Lợi ích” của việc xưng tội nhẹ đến từ thực tế là chúng ta lãnh nhận bí tích. Sự tha tội xảy ra bởi sức mạnh của bí tích, tức là bởi quyền năng của chính Chúa Giêsu Kitô. Công Đồng Trentô cho biết: “Trong bí tích Hòa Giải, công nghiệp của Đức Kitô chịu chết được áp dụng cho những người đã phạm tội sau khi lãnh nhận bí tích Rửa Tội.” Cũng cần lưu ý rằng không phải do các tội đã phạm mà có sự tác động bí tích, đúng hơn là do sự ghét tội trong chúng ta; chính điều này mà sức mạnh của bí tích xảy ra, và được nâng lên để hiệp nhất chúng ta với Thiên Chúa qua ân sủng.
Vì ở đây chỉ nói đến tội nhẹ, ân sủng được ban bởi việc xưng tội, nên không là vấn đề như trong trường hợp tội trọng được thú nhận, một đời sống ân sủng mới, gọi là “tình trạng ân sủng,” đúng hơn thì đó là sự củng cố và đào sâu đời sống siêu nhiên hiện hữu trong linh hồn và gia tăng tình yêu Thiên Chúa. Trong những trường hợp này, bí tích chủ yếu có tác dụng tích cực: củng cố đời sống siêu nhiên của linh hồn, gia tăng ơn thánh hóa, ban ân sủng thực sự kích thích ý chí của chúng ta đối với việc yêu mến Thiên Chúa và việc ăn năn tội. Những tình cảm yêu mến như vậy có xu hướng xóa các tội nhẹ và loại chúng ra khỏi linh hồn, như ánh sáng xua tan và loại trừ bóng tối.
Giá trị của việc xưng tội nhẹ: Bí tích không chỉ xóa sạch các tội này mà còn xóa những hậu quả xấu của chúng trong tâm hồn một cách trọn vẹn hơn so với trường hợp những tội được tha ngoài việc xưng tội. Vì vậy, ví dụ, khi các tội nhẹ được tha khi xưng tội, phần lớn hình phạt tạm thời do chúng được tha hơn là ngoài việc xưng tội với cùng một cảm xúc đau khổ. Nhưng đặc biệt, bí tích Hòa Giải chữa linh hồn khỏi sự yếu đuối theo sau tội nhẹ, khỏi sự mệt mỏi và lạnh lùng với những điều của Thiên Chúa, khỏi xu hướng hướng về thế gian mà tội nhẹ đem lại; nó giải thoát linh hồn khỏi những xu hướng và bản năng vô định được đánh thức lại và khỏi sự thống trị của sự ham muốn trần tục.
Tất cả những điều đó bởi sức mạnh của bí tích, tức là bởi quyền năng của chính Chúa Kitô. Hơn nữa, việc xưng tội nhẹ đem lại cho linh hồn sự tươi mới nội tại, niềm khát khao mới và sự thúc đẩy để tự nguyện phục vụ Thiên Chúa và hướng tới việc nuôi dưỡng đời sống siêu nhiên: kết quả này thường không được tạo ra khi tội nhẹ được tha ngoài việc xưng tội.
Một mối lợi rất quan trọng của việc xưng tội nhẹ: việc chúng ta xét mình và nhất là việc ăn năn, mục đích hoán cải, và quyết định chuộc tội và đền tội được thực hiện cẩn thận khi chúng ta đi xưng tội hơn là trường hợp tội nhẹ được tha ngoài việc xưng tội, ví dụ, bằng nguyện vọng hoặc thành tín sử dụng nước phép. Chúng ta biết khá rõ cần nỗ lực như thế nào để linh mục ra việc đền tội. Chúng ta phải ý thức và thực hiện tốt việc đền tội.
Thật vậy, đúng là chúng ta nên nhận sự rắc rối này. Vì sự ghét tội trong lòng chúng ta không chỉ đơn thuần là xu hướng tâm lý đối với việc lãnh nhận bí tích Hòa Giải, đó là những bộ phận cấu thành thiết yếu của bí tích. Những điều đó cần thiết cho sự tồn tại của bí tích, và phương cách hiệu quả của bí tích – của việc gia tăng sự sống thiêng liêng và sự tha tội. Ngoài bí tích Hôn Phối, bí tích Hòa Giải là bí tích riêng tư nhất trong các bí tích. Sự sắp xếp riêng của hối nhân – biểu hiện riêng về nỗi buồn, sự ghét tội, và ước muốn chuộc tội – là điều hoàn toàn cần thiết cho bí tích này.
Hiệu quả bí tích tùy thuộc thái độ riêng của chúng ta đối với tội lỗi chúng ta đã phạm và tùy thuộc việc chúng ta trở về với Đức Kitô và Thiên Chúa. Trong bí tích Hòa Giải, việc sám hối cá nhân của chúng ta được nâng lên, không còn thuần túy cá nhân nữa nhưng được liên kết với sự đau khổ và cái chết của Chúa Kitô, từ đó sức mạnh của bí tích phát xuất. Chúng ta thực sự thấy rõ giá trị và lợi ích to lớn của bí tích Hòa Giải.
Điều mà chúng ta gọi là ân sủng bí tích của bí tích Hòa Giải – ân sủng thuộc về bí tích này, không được ban và cũng không thể ban bởi bí tích nào khác – là ơn thánh hóa với quyền năng và chức năng đặc biệt để khắc phục sự yếu đuối của tâm hồn, sự thiếu thốn nhiệt huyết, lòng can đảm và nghị lực do tội nhẹ, đồng thời củng cố linh hồn và loại bỏ những trở ngại mà sự tác động của ân sủng gặp trong đó.
Một giá trị và lợi thế quan trọng khác của việc xưng tội thường xuyên là các tội nhẹ được thú nhận với linh mục, đại diện Giáo hội, do đó mà như thú nhận với chính Giáo hội và với cộng đồng Kitô hữu.
Người phạm tội nhẹ vẫn là thành viên sống động của Giáo hội. Nhưng vì tội nhẹ, người đó không chỉ xúc phạm đến Thiên Chúa và Đức Kitô, cũng chống lại sự tốt lành của linh hồn; người đó cũng hành động chống lại lợi ích của cộng đồng Kitô giáo là Giáo hội. Tội của họ là vết nhơ và vết nhăn trên áo Hiền Thê của Đức Kitô, (x. Ep 5:27) là chướng ngại ngăn cản tình yêu Thiên Chúa tuôn chảy tới mọi người, bởi Chúa Thánh Thần. (x. Rm 5:5)
Tội nhẹ là làm điều sai trái đối với cộng đồng Kitô giáo và là sự thất bại trong đức ái đối với Giáo hội, nguồn sống và nguồn cứu rỗi đối với Kitô hữu. Vì vậy, không có cách nào tốt hơn là xưng tội với người đại diện của Giáo hội, để được tha thứ, được chuộc tội bằng việc đền tội.
LM. BENEDICT BAUR, O.S.B. (Dòng Biển Đức)